Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

30 năm tên miền (domain) .com: 3 chữ cái thay đổi thế giới

Khi tên miền .com đầu tiên được đăng ký ngày 15/3/1985, không ai hình dung được nó đã biến đổi đời sống con người ra sao sau 3 thập kỷ.


 

“Trong 30 năm qua, Internet đã từ một hiện tượng chủ yếu được bàn luận trong giới học thuật đã trở thành kênh truyền thông, thương mại toàn cầu mà không ai hình dung nổi thế giới sẽ ra sao nếu không có nó”, Verisign, nhà cung cấp tên miền hàng đầu thế giới cho biết. “Trên thực tế, có gần 3 tỷ người online mỗi ngày. Chỉ tính riêng ở Mỹ các giao dịch thương mại điện tử hằng ngày đạt hơn 300 tỷ USD và trên toàn cầu là hơn 1,3 nghìn tỷ USD”.

30 năm, 3 tỷ người, 1,3 nghìn tỷ, chỉ nhờ vào 3 chữ cái. Để hình dung kỹ hơn, cần biết chỉ trong 2 tuần, số tiền được luân chuyển qua các giao dịch mua bán trên mạng lớn hơn GDP của bất kỳ quốc gia nào.

Tên miền đầu tiên, symbolics.com, được đăng ký bởi một công ty máy tính ở bang Massachusetts (Mỹ). Công ty đã đóng cửa nhưng trang này hiện vẫn còn. Và lúc đó còn chưa có mạng Internet toàn cầu, vốn chỉ ra đời vào năm 1991.

Tới năm 1987, có 100 tên miền .com được đăng ký. So với ngày nay, đó là một sự chênh lệch rất xa khi có một tên miền .com được đăng ký mỗi giây, hay 80.000 mỗi ngày.

Tới cuối năm 2013, có 22 đuôi tên miền, gồm .net, .org và .edu, hay mới hơn như .food, .video, . goo, .rocks và .sucks.

Nghe thì có vẻ quá thừa với đại đa số người dùng. Nhưng thực tế còn hơn xa thế. Theo Verisign, nếu 2,5 tỷ người dùng Internet hiện nay đăng ký mỗi người một địa chỉ .com mỗi giây, và kéo dài như thế trong 30 triệu năm, thì cũng mới chỉ chiếm một phần tỷ của một phần 100 tỷ trong số các tên miền có thể đăng ký.

Taylor Swift mua liền hai tên miền (domain) ‘người lớn’


Nữ ca sĩ Taylor Swift đã mua tên miền TaylorSwift.porn và TaylorSwift.adult trước khi chúng được công khai.

Theo CNN, 2 tên miền có đuôi nhạy cảm được ca sĩ thu mua là TaylorSwift.porn và TaylorSwift.adult. Đội ngũ của ngôi sao nhạc pop đã nhanh tay sở hữu 2 địa chỉ web nói trên trước khi chúng xuất hiện công khai vào 1.6 tới đây.

Bài báo không nói Taylor Swift có kế hoạch gì với 2 tên miền ấy. Tuy nhiên, người ta có thể chắc rằng không nghệ sĩ nào muốn tên mình bị gắn vào đuôi web mang tính “người lớn” như thế. Có lẽ đây là động thái nhằm ngăn chặn trước những kẻ có ý lợi dụng sự nổi tiếng của Taylor Swift để trục lợi trên Internet.

Được biết, không phải tự dưng mà các tên miền này xuất hiện. Lý do là bởi Cơ quan Internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng - Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) đang tiếp tục mở rộng các tên miền bên cạnh những tên thông thường đã phổ biến như .com hay .net.


Một số đuôi mới .healthcare, .deals, tên thành phố… được cho là giúp người dùng tìm địa chỉ trực tuyến tiện lợi và dễ dàng hơn. Nhưng một số tên miền bao gồm cả tên miền gây tranh cãi như .porn, .sucks… sẽ chính thức công bố vào tháng 6. Nhưng những bên có nhu cầu có thể tìm và đăng ký web mình muốn trước khi người ta thấy nó.

Ad Week cho biết, ngoài Taylor Swift, Microsoft Office cũng nhanh tay lấy về 2 địa chỉ nghe rất sexy là Office.porn và Office.adult. Mỗi tên miền nói trên tốn khoảng 2.500 USD để đăng ký sở hữu.

Trước khi thâu gom tên miền sexy, Taylor Swift cũng vừa mua bảo hiểm trị giá 40 triệu USD cho đôi chân. 

40.000 tên miền (domain) tiếng Việt bị thu hồi

Trong quý 1/2015, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã rà soát thanh lọc và thu hồi 40.000 tên miền tiếng Việt chưa đưa vào sử dụng.
Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị Giao ban Quản lý Nhà nước quý 1/2015 được Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức , VNNIC vừa rà soát và thu hồi 40.000 tên miền tiếng Việt đã đăng ký nhưng chưa đưa vào sử dụng, thu hồi tên miền aigvietnam.vn, tạm ngưng tên miền nguoicaotuoi.org.vn.
 


Đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT trong việc thúc đẩy tỷ lệ sử dụng tên miền tiếng Việt, giảm tình trạng đăng ký mà không kích hoạt dịch vụ sau khi tên miền được cấp quyền sử dụng dẫn đến lãng phí tài nguyên. Kể từ ngày 17/10/2014, VNNIC đã triển khai từng bước việc thu hồi những tên miền tiếng Việt đã đăng ký và được cấp quyền sử dụng nhưng không đưa vào sử dụng.
Cũng theo thông tin từ VNNIC, trong quý 1/2015 đã phát triển mới được 21.094 tên miền truyền thống “.vn”, tổng số tên miền “.vn” đang duy trì là 306.557; có 16.818 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, tổng số tên miền tiếng Việt đạt 954.984; có 07 khối /22 địa chỉ IPv4 được cấp mới, tổng số địa chỉ Ipv4 của Việt Nam là 15.638.272 địa chỉ; không có khối địa chỉ IPv6 nào được cấp mới, tổng số các vùng địa chỉ Ipv6 là 24 khối /48 và 19 khối /32. Hiện có 137.110 tên miền quốc tế đã thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn .
Bên cạnh đó, VNNIC đã ban hành kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, đồng thời thông báo lộ trình triển khai tiêu chuẩn DNSSEC trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn” cho các tổ chức, doanh nghiệp ISP, các Nhà đăng ký tên miền “.vn”.

ISP cũng bị cướp tên miền (domain)

Một nhà cung cấp dịch vụ Internet ở New York (Mỹ) hôm qua xác nhận họ đang phải tìm cách thu hồi lại domain và dịch vụ e-mail của mình sau một vụ tấn công khống chế.



Đại diện của nạn nhân, hãng Panix.com, cho biết quyền sở hữu tên miền này đã bị chuyển đổi tối hôm 14/1 sang cho một công ty ở Australia, hồ sơ máy chủ tên miền (DNS) thì bị chuyển sang Anh còn hệ thống mail của công ty thì bị “lái” sang cho một doanh nghiệp ở Canada.

Panix cho biết hầu hết khách hàng sẽ hoặc không thể truy cập vào tên miền Panix.com hoặc sẽ bị dẫn tới một địa chỉ khác. E-mail gửi tới tên miền này cũng đang được dẫn về một địa chỉ khác và “tất cả số thư đó đều được coi là mất hoặc bị khống chế”. Hiện nay chưa xác định được domain của Panix đã bị chuyển đổi như thế nào trong khi người đại diện của nạn nhân tỏ ra rất phẫn uất với đơn vị cấp phát tên miền mà họ đăng ký.

Panix được thành lập năm 1989, chuyên cung cấp dịch vụ truy cập Internet và thư điện tử cho các địa phương ở Mỹ như New York, Long Island, Westchester, Rockland và New Jersey.

Tháng 9 năm ngoái, cảnh sát Đức bắt được một thiếu niên dính líu đến việc “bắt cóc” tên miền của website eBay tại Đức. Vụ tấn công này xảy ra vào cuối tháng 8 khi người truy cập địa chỉ eBay.de được dẫn tới một DNS khác và tất nhiên là không thể tham gia các cuộc mua bán ở mạng giao dịch trực tuyến này. - Theo VNE

Bạn đang có tên miền và bạn muốn bảo vệ tên miền hãy tham khảo bài viết:

VPS


 

VPS (Virtual Private Server) là các máy chủ sử dụng kỹ thuật ảo hóa để tận dụng tối đa tài nguyên và công suất của hardware. VPS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu như 1 máy chủ thông thường. Người quản trị có quyền truy cập cao nhất (administrator) để cài đặt và cấu hình cho VPS. Mọi dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có độ bảo mật cao hơn rất nhiều so với Shared Hosting thông thường.

VPS thích hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thỏa mãn được 2 yếu tố chi phí và độ an toàn dữ liệu, 2 yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh.

Ưu điểm của Virtual Private Server
- Chi phí thấp.
- Đầy đủ chức năng: Web server, Mail server, FTP server, File server...
- Môi trường hệ điều hành độc lập và có độ bảo mật cao.
- Dễ dàng nâng cấp khi nhu cầu gia tăng.
- Truy cập quản lý, cài đặt phầm mềm từ xa qua Remote Desktop hoặc SSH.
- Dễ dàng tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố với thời gian khôi phục nhanh.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Hack máy tính đang online


Hướng dẫn mọi người hack - xâm nhập một máy tính đang online



Trước khi giải nghệ để chu tâm học hành, em sẽ hướng dẫn mọi người một cách hack rất thú vị, đó là xâm nhập một máy tính đang online. VD : Với cách hack này ta có thể xâm nhập vào máy tính của nhà trường để thay đổi điểm số học tập ( Cái nj hok có trong điều cấm vi phạm nội quy của trường nên mọi người đừng lo , mà nếu em bị đuổi học thì mọi người nói giúp một câu
).
Việc hướng dẫn hack này sẽ ko dẫn đến việc hack tràn lan được mà chỉ có những người am hiểu về một số ngôn ngữ lập trình hoặc những người may mắn làm được thôi ( vì một số code sau đây sẽ có những đoạn sai, mọi người phải sửa lại ).

Sau đây là những kinh nghiệp của em và những người trong HVA.

BD: Mọi người hãy gõ dòng sau vào đuôi của web "cgi-bin/ nph-test-cgi"
VD: http://www.chuyen-qb.com/cgi-bin/%20nph-test-cgi

ta sẽ có được địa chỉ ID, ở đây của web trường chuyên là 123.26.112.21

cóp nó vào một file text nào đó

Còn nếu xâm nhập máy tính của một cô bạn nào đó mà mình mún làm wen thì dùng chương trình scan ID, chạy nó khi đang online với cô ta, chỉ để cửa sổ chat thôi, tắt hết mấy cái window kia
_ Bạn chỉ cần chat Y!Mass rồi vào DOS đánh lệnh :

c:\netstat –n


Mà xâm nhập máy tính đang online là một kỹ thuật vừa dễ lạI vừa khó . Mọi người có thể nói dễ khi sử dụng công cụ ENT 3 nhưng mọi người sẽ gặp vấn đề khi dùng nó là tốc độ sử dụng trên máy của nạn nhân sẽ bị chậm đi một cách đáng kể và những máy họ không share thì không thể xâm nhập được, do đó nếu họ tắt máy là mình sẽ bị công cốc khi chưa kịp chôm account , có một cách êm thấm hơn , ít làm giảm tốc độ hơn và có thể xâm nhập khi nạn nhân không share là dùng chương trình DOS để tấn công .
Đầu tiên :

_ Vào Start == > Run gõ lệnh cmd .
_ Trong cửa sổ DOS hãy đánh lệnh “net view ”

CODE
+ VD : c:\net view 123.26.112.21 ( id của máy chủ trường chuyên )


_ Mọi người hãy nhìn kết quả , nếu nó có share thì dễ quá , mọi người chỉ cần đánh tiếp lệnh

net use <ổ đĩa bất kỳ trên máy của bạn > : <ổ share của nạn nhân >

+ VD : c:\net use E : 123.26.112.21C

_ Nếu khi kết nối máy nạn nhân mà có yêu cầu sử dụng Passwd thì mọi người hãy download chương trình dò passwd về sử dụng ( theo em, mọi người hãy load chương trình “pqwak2” áp dụng cho việc dò passwd trên máy sử dụng HĐH Win98 hoặc Winme và chương trình “xIntruder” dùng cho Win NT ) . Chú ý là về cách sử dụng thì hai chương trình tương tự nhau , dòng đầu ta đánh IP của nạn nhân , dòng thứ hai ta đánh tên ổ đĩa share của nạn nhân nhưng đối với “xIntruder” ta chú ý chỉnh Delay của nó cho hợp lý , trong mạng LAN thì Delay của nó là 100 còn trong mạng Internet là trên dướI 5000 .
_ Nếu máy của nạn nhân không có share thì ta đánh lệnh :

net use <ổ đĩa bất kỳ trên máy của bạn > : c$ (hoặc d$)``administrator``

+ VD : net use E : 123.26.112.21 body { background: #FFFFFF; margin: 0px; padding: 4px; font-family: Verdana, arial, sans-serif; font-size: 10pt; } `administrator``

Kiểu chia sẽ bằng c$ là mặc định đối với tất cả các máy USER là ``administrator`` .



Bạn sẽ thành công nếu máy của nạn nhân không cài firewall hay proxy .

Máy khắc chữ



Máy khắc chữ trên kim loại trang sức

   Nhằm tăng giá trị thẩm mỹ và tính độc đáo cho sản phẩm trang sức kim loại, máy khắc chữ trên kim loại với công nghệ khắc chữ độc đáo đang là một trong những thiết bị được tin dùng và ưa chuộng nhất hiện nay

   Máy khắc chữ trên kim loại nhằm tăng giá trị thẩm mỹ và tính độc đáo cho sản phẩm trang sức được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu kim loại khác nhau, các nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh thường khắc lên chúng các câu chữ, thông tin cá nhân hóa bằng nhiều thiết bị, máy móc công nghệ khác nhau, trong đó chiếc máy khắc laser với công nghệ khắc chữ độc đáo đang là một trong những thiết bị được tin dùng và ưa chuộng nhất hiện nay.
  
Máy khắc chữ trên kim loại
 
   Máy khắc chữ laser trên kim loại mang đến cho các sản phẩm trang sức một nét đẹp mới, một xu hướng thời trang mới, làm cho trang sức trở nên độc đáo và có giá trị hơn sản phẩm gốc của nó. Đặc biệt, các câu chữ cá nhân hóa bằng máy laser luôn có độ bền cao, tinh xảo, và đẹp mắt hơn rất nhiều so với các phương pháp khắc truyền thống khác, nét chữ được khắc từ công nghệ laser thể hiện một vẻ đẹp khác nhau tùy theo chất liệu làm ra sản phẩm trang sức đó.


Khắc chữ laser trên sản phẩm trang sức vàng, bạc, bạch kim

   Trước đây, sản phẩm máy khắc chữ trên kim loại trang sức được làm từ các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim,… được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chúng toát lên vẻ đẹp sang trọng, lộng lẫy và thể hiện phong cách của người sở hữu. Tuy nhiên, gần đây, các loại trang sức được làm từ chất liệu kim loại giá trị thấp hơn như inox, kim loại xi, mạ,.. cũng xuất hiện rầm rộ trên thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, thể hiện phong cách thời trang mới lạ và độc đáo của người dùng đặc biệt là giới trẻ hiện nay .


Trang sức inox khắc chữ laser cũng được nhiều người ưa chuộng


   Một trong những đặc điểm quan trọng giúp sản phẩm trang sức được làm từ các kim loại giá trị thấp trở nên thịnh hành đó là nhờ khả năng khắc chữ, khắc thông tin cá nhân hóa độc đáo của chiếc máy laser. Bằng cách này, người mua có thể chọn những sản phẩm trang sức được khắc sẵn với mẫu mã ưa thích hoặc yêu cầu khắc chữ, thông tin theo mục đích và sở thích của mình ngay tại thời điểm mua sản phẩm.

   Ngoài ra, trong các tiệm kim hoàn hay tại các trung tâm giám định thương hiệu sản phẩm, máy khắc chữ laser còn được ứng dụng để khắc thương hiệu chống giả cho các loại trang sức kim loại quý. Đây là một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng mà chiếc máy khắc laser vừa được khai thác trong những năm trở lại đây kể từ khi các loại trang sức giả, kém chất lượng ngày càng rầm rộ trên thị trường, khiến các doanh nghiệp khó kiểm soát sản phẩm của mình và người tiêu dùng lo ngại khi mua phải hàng giả, hàng nhái với giá thành tương đương. Với chiếc máy khắc chữ laser, nhà sản xuất có thể khắc những nét chữ cực nhỏ trên hầu hết trang sức để ấn định thương hiệu cũng như đảm bảo uy tín sản phẩm cho người tiêu dùng.


Các bước khởi tạo máy chủ ảo (Cloud server)

 Khởi tạo máy chủ ảo



Thực hiện các bước sau để khởi tạo Cloud Server:
GHI CHÚ:
* Để khởi tạo máy chủ thì số dư trong tài khoản phải lớn hơn hoặc bằng chi phí máy chủ. * Máy chủ ảo khi khởi tạo mặc định chưa có IP tĩnh. Xem thêm [Gắn IP tĩnh vào máy chủ][assign_ip].

   1. Đăng nhập Cloud Portal.
   2. Tại trang chủ chọn dịch vụ Cloud Compute.

   3. Chọn Khởi tạo máy chủ ảo trên menu bên trái. Khi đó màn hình các bước khởi tạo Cloud Server sẽ hiển thị.

    GHI CHÚ: Bạn có thể chuyển qua lại giữa các bước bằng cách nhấn "Trở lại" hoặc "Tiếp tục".
   4. Bước 1: Chọn hệ điều hành. Bạn có thể chọn hệ điều hành từ các mẫu có sẵn hoặc từ snapshot (Xem thêm Snapshot). Nhấn Tiếp tục để sang bước 2.
  •     Bước 2: Nhập chi tiết thông tin Cloud Server, bao gồm:
  •         Tên Cloud Server.
  •         Mô tả.
  •         VPC/Mạng: chọn mạng riêng cho Cloud Server. Để trống nếu không muốn chọn mạng riêng. (Xem thêm Virtual Private Cloud (VPC)).
  •         Cấu hình: chọn cấu hình CPU & RAM.
  •         Đĩa cứng: cấu hình số lượng & dung lượng đĩa cứng.Chu kỳ thanh toán GHI CHÚ: Bạn có thể xem chi phí của máy chủ ảo trong quá trình chọn thông số cấu hình.
  •     Nhấn Tiếp tục sang bước 3.
    Bước 3: Cấu hình tường lửa. Nhấn Tiếp tục sang bước 4.
    Bước 4: Xem lại thông tin Cloud Server. Nhấn Khởi tạo máy chủ ảo để tiến hành tạo Cloud Server.

   Sau bước khởi tạo, Cloud Portal sẽ chuyển đến đang thông tin chi tiết Cloud Server. Bạn có thể xem chi tiết quá trình khởi tạo tại trang này. Khi quá trình khởi tạo hoàn tất, trạng thái của Cloud Server sẽ chuyển sang Active. Mật khẩu máy chủ sẽ được gửi qua email.

Khởi tạo máy chủ ảo (server)




Máy ảo là gì? 
   Máy chủ ảo (tiếng Anh là Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.

   Máy chủ ảo phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.

   Máy chủ ảo như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy đây là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.
 
Các ưu điểm của Máy chủ ảo
  •     Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
  •     Độ ổn định và bảo mật cao.
  •     Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
  •     Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu
  •     Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút
  •     Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.

Cách chọn mua linh kiện máy chủ (server)

Cách chọn mua linh kiện server
  
   Ngày nay nhiều doanh nghiệp, tổ chức không thích mua server  có sẵn mà có nhu cầu tự lắp ráp và nâng cấp để có một server phù hợp với nhu cầu của mình khá nhiều. Chính vì vậy đòi hỏi người mua cần trang bị 1 số kiến thức cơ bản về cách chọn mua linh kiện server. Nhưng thật ra khi mua bất cứ linh kiện server nào đều phải chú ý đến các yếu tố như:

   Chi phí giới hạn cho phép mà bạn có thể bỏ ra, từ khoảng chi phí đó sẽ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với chi phí và lựa chọn để tránh tình trạng bị vượt chi phí.

   Nhu cầu sử dụng là gì và như thế nào, tùy theo quy mô của tổ chức doanh nghiệp mà lựa chọn các linh kiện server khác nhau. Để tránh tình trạng mua các linh kiện quá cao cấp, nhiều chức năng mà doanh nghiệp của bạn không có nhu cầu tận dụng hết hiệu năng của nó, gây lãng phí.

   Nên tham khảo về các hãng sản xuất danh tiếng và các nhà phân phối uy tín tại Việt Nam chuyên về các linh kiện server mà bạn cần mua, các chính sách bảo hành, giao hàng, tư vấn kĩ thuật để có thể mua được các sản phẩm tốt nhất.

 Các linh kiện server quan trọng 




   Ngoài ra cũng có một số lưu ý khi chọn các linh kiện server quan trọng như Mainboard, CPU, RAM

   Chọn Mainboard server phù hợp: Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn mainboard cho thích hợp. Nếu chi phí ít thì main server được chọn sẽ bị hạn chế về công nghệ, tốc độ và  tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như VGA, âm thanh, kết nối mạng,… nếu không phải quan tâm đến chi phí thì hãy chọn các loại main server đắt tiền. Những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.

   Cách chọn CPU server : Khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng. Đối với hệ thống máy chủ CPU Intel Xeon là sự lựa chọn hàng đâu.

  Nguyên tắc chọn RAM server : Trước tiên là bạn cần biết loại mainboard và CPU cần dùng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard bạn sẽ chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn linh kiện server sao cho giảm chi phí thì bạn nên chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Mạng xã hội .vn đạt mốc hơn 12 triệu thành viên đăng ký



Ngày 20/2, sau gần 2 năm kể từ khi chính thức ra mắt, mạng xã hội Việt Nam Go.vn đã đạt hơn 12 triệu thành viên đăng kí sử dụng, với mức tăng trưởng bình quân tháng sau gấp đôi tháng trước.
 

 
Sau gần 2 năm thành lập, Go.vn đã đạt gần 14 triệu thành viên đăng kí.

Tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động, tháng 5/2010, đến tháng 3/2011 Go.vn đạt 3 triệu người sử dụng. 5 tháng sau đó, Go.vn đạt mốc 5 triệu, và đạt con số hơn 12 triệu người đăng kí sử dụng vào ngày 20/2/2012. Riêng cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet (IOE) - một phân hệ của Go.vn - đã thu hút gần 5 triệu em học sinh - sinh viên ở 33.177 trường trên 63 tỉnh, thành tham gia.

Trong khi các mạng xã hội khác nhấn mạnh vào khả năng kết nối (connection-centric) thì Mạng Việt Nam Go.vn chú trọng phát triển Giáo dục trực tuyến nhằm đổi mới cách thức học tập, tạo ra cơ hội cho người học có thể tự học, nghiên cứu và trau dồi kiến thức dù ở bất kì đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Bên cạnh đó, hiểu thói quen và mong muốn của người dùng sử dụng mạng xã hội như một công cụ để giải trí và giao tiếp với bạn bè, Mạng Việt Nam Go.vn cung cấp đa dạng các phân hệ tin tức, âm nhạc, game, trang cá nhân mygo... Đây chính là cơ sở để Go.vn có được lượng thành viên bền vững và rộng lớn.

Theo số liệu của Google Ad Planner, Zing Me và Facebook hiện đang là 2 mạng xã hội có đông người sử dụng nhất ở Việt Nam với lần lượt khoảng 8,2 triệu và 5,6 triệu người dùng.

Miễn phí đăng kí đối với tên miền (domain) tiếng Việt

Theo dự thảo quy định về phí và lệ phí tài nguyên Internet do Bộ TT&TT và Bộ Tài chính xây dựng, các tổ chức và cá nhân sẽ được miễn phí đăng kí và phí duy trì hàng năm đối với tên miền tiếng Việt.



   Cùng với việc miễn phí này, VNNIC sẽ cho phép đăng kí tên miền tiếng Việt độc lập thay vì chỉ được cấp kèm theo tên miền truyền thống như hiện nay. Hi vọng rằng, chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng kí và sử dụng tên miền tiếng Việt, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC cho biết.

Việc cấp tên miền tiếng Việt đã gia tăng thêm một lựa chọn hữu ích cho người sử dụng Internet. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và những người thích sử dụng ngôn ngữ thuần Việt thì đây là một lựa chọn hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng miễn phí các tên miền cấp dưới của những blog, diễn dàn quốc tế vì tính độc lập, dễ nhận dạng, dễ truy cập và quyền sử dụng chính thống, được pháp luật Việt Nam bảo vệ, ông Tân nói.

Từ tháng 3/2007, VNNIC đã cho phép đăng kí chính thức tên miền tiếng Việt, đến nay đã có khoảng 5.000 tên miền tiếng Việt được đăng kí. Hiện tại, mỗi tháng có khoảng 30-50 tên miền tiếng Việt được đăng kí mới.

Dịch vụ AcerCloud ra mắt thị trường.



Acer chuẩn bị tung ra các máy tính cá nhân được trang bị AcerCloud, dịch vụ điện toán đám mây riêng của hãng này vào tháng tới.

   Dịch vụ AcerCloud ra mắt thị trường vào tháng Tư

   Trang tin Digitimes dẫn thông báo của Acer cho hay, dịch vụ này sẽ có các tính năng chia sẻ hình ảnh, tài liệu, âm nhạc và video trên tất cả các thiết bị của người khổng lồ công nghệ Đài Loan.

   Ban đầu, dịch vụ sẽ có mặt tại các thị trường Bắc Mỹ, Trung Quốc Đại lục vào tháng Tư và sau đó là các thị trường khác trên thế giới trong quý IV năm nay.

   AcerCloud hiện hỗ trợ các máy tính Windows và các thiết bị di động chạy Android và sẽ tương thích với các thiết bị iOS trong tương lai gần.

   Acer dự kiến vào cuối năm 2012, 30-40% số thiết bị của hãng được bán ra trên toàn cầu sẽ có dịch vụ AcerCloud.

Dịch vụ Cloud VPS (điện toán đám mây)

Như chúng ta đã chứng kiến, năm 2014 là năm mà dịch vụ máy chủ điện toán đám mây (Cloud VPS – Cloud Server) được các HP (Hosting Provider) Việt Nam đẩy mạnh đầu tư và phát triển.



    Lựa chọn đầu tư hợp lí, bài toán khó không đơn giản với các nhà đầu tư ở những bước khởi đầu khó khăn. Sau thời gian tham gia nghiên cứu thị trường để bước đầu khai thác lĩnh vực VPS trên toàn cầu với nhiều lựa chọn cung cấp đột phá cả về chi phí đầu tư, công nghệ khai thác.

    Không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ lớn như FPT, DigiStar, VNPT mà hàng trăm các nhà cung cấp hosting truyền thống từ nhỏ lẻ đến danh tiếng lâu năm cũng đầu tư vào mảng Cloud này trong khoảng thời gian nữa cuối 2014 như Long Vân, Góc Cloud, Mắt Bão, Nhân Hòa, PA Việt Nam.

   Dịch vụ Cloud VPS – Cloud Server ở thị trường Việt Nam hiện tại không chỉ dựa trên nền tảng công nghệ ảo hóa Vmware thống trị Việt Nam những năm trước mà còn rất đa dạng và phong phú trong đó nổi lên một vài nền tảng mới nổi bật như Parallels, Onap hay như nền tảng mở OpenStack được dự báo là xu hướng 2015.

    Trong phạm vi bài viết này không phân tích sâu về sự khác biệt giữa các nền tảng công nghệ Cloud VPS, Cloud Server đang được các HP sử dụng mà chủ yếu đi vào phân tích những số liệu, những yếu tố thực tế nhằm dự báo khả năng bùng nổ thị trường của mảng dịch vụ Cloud VPS – Cloud Server trong năm 2015.

   Thực tế là sau khoảng hơn 10 năm ra đời và phát triển, loại hình dịch vụ hosting, vps (máy chủ ảo) truyền thống dựa trên tài nguyên máy chủ vật lý bị giới hạn đã trải qua thời kỳ đỉnh cao về doanh thu và lợi nhuận. Nhu cầu thị trường và tiềm năng đều đã đạt tới ngưỡng bão hòa.

    Thay vào đó, từ cuối 2012 đến nay một số giới hạn và nhược điểm của hosting và vps truyền thống như tốc độ, sự ổn định, hạn chế tài nguyên, tính bảo mật và riêng tư người dùng, gián đoạn dịch vụ gây ra do hư hỏng phần cứng, do ảnh hưởng từ việc sử dụng chung tài nguyên hệ thống đã thúc đẩy sự ra đời mảng dịch vụ Cloud Hosting – Cloud VPS – Cloud Server trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nhằm thay thế dịch vụ cũ đã lỗi thời và lạc hậu.

    Thời gian đầu, không như kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Hosting – Cloud VPS – Cloud Server đầu tiên trên thị trường với FPT, VNPT lượng khách hàng gần như không đáng kể và không tạo được điểm bùng phát kích thích dịch vụ này bùng nổ.

    Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 tới nay thị trường Cloud Hosting, Cloud VPS, Cloud Server sôi động hẳn lên với hàng trăm, hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ tham gia thị trường, lượng khách hàng tăng lên đáng kể, cùng với đó là sự quan tâm của các đơn vị truyền thông, báo chí khi liên tục đưa tin về mảng dịch vụ này.

    Để đạt được một tiêu chuẩn cho các tiêu chuẩn cung cấp VPS với hạ tầng cloud đòi hỏi nhà cung cấp phải vận hành cũng như kiểm soát hệ thống thông qua phần mềm cũng như các hệ thống quản lí phân tán khác, nhằm ổn định hệ thống bất kỳ thời gian nào.

   Sau thời gian kinh doanh hơn 7 năm trong lĩnh vực chuyên thiết kế website du lịch và các dịch vụ khác về bảo mật, chúng tôi dần hình thành lên mô hình hoạt động dành riêng cho ngành du lịch Việt Nam bằng các bước đầu tư đột phá mà không có doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nào dám đầu tư và đi sâu hẳn vào một mảng nhỏ của thị trường Du lịch nhỏ bé so với các thị trường còn lại.

   Xu hướng suy nghĩ công nghệ thay đổi khi chúng ta không còn sở hữu hay chỉ vận hành website bằng hosting như những năm trước 2014. Sự đột phá về giá và nơi đặt lưu trữ website là sự lựa chọn hoàn hảo mà nhiều năm chúng tôi không thể làm được, nhưng sự thay đổi này đã khác sau thời gian nghiên cứu và đưa vào cung cấp VPS trên nhiều quốc gia với hệ thống đăng ký VPS cloud chỉ sau 5 phút.

   Doanh nghiệp vận hành VPS của mình trực tiếp trên giao diện website với các chức năng đơn giản, dễ dùng và hoàn toàn bảo mật.

   Yếu tố ổn định và support ngay lập tức từ đội ngũ kỹ thuật hàng đầu của VIETISO và đối tác phần cứng nước ngoài sẽ tạo lên đột phá về sự ổn định cho website du lịch của doanh nghiệp.

Reverse DNS (rDNS) là gì?

rDNS hay còn gọi là Reverse DNS, là hệ thống tên miền ngược, cho phép truy xuất và quản lý giữa địa chỉ IP và tên miền một cách linh động theo mong muốn của nhà cung cấp.





1. Thế nào là tên miền ngược

Hệ thống tên miền thông thường cho phép chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP. Trong thực tế, một số dịch vụ Internet đòi hỏi hệ thống máy chủ DNS phải có chức năng chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền. Tên miền ngược ra đời nhằm phục vụ mục dích này.

2. Tên miền ngược có gì khác với tên miền thông thường.


Không gian tên miền ngược cũng được xây dựng theo cơ chế phân cấp giống như tên miền thuận.

Cấu trúc của tên miền ngược như sau: www.zzz.yyy.xxx.in-addr. arpa. Trong đó: xxx, yyy, zzz, www là các số viết trong hệ thập phân biểu diễn giá trị của 4byte cấu thành địa chỉ IP.

Ví dụ: Một máy tính trên mạng có địa chỉ 203.162.57.101 thì tên miền ngược ứng với nó sẽ là 101.57.162.203.in-addr. arpa.

3. Các khái niệm bản ghi PTR (PTR Record), zone ngược (reverse zone) và in-addr. arpa là như thế nào.

Ptr Record là viết tắt của Point Record còn được gọi là bản ghi ngược. Một bản ghi PTR thực hiện việc ánh xạ một địa chỉ IP đến một tên miền. Ví dụ về dạng thức một bản ghi PTR như sau:

129.57.162.in-addr. arpa IN PTR mail.domainname.com.vn

Zone ngược là file dữ liệu chứa các bản ghi ánh xạ từ địa chỉ IP sang tên miền (bản ghi ngược).

in-addr. arpa và . arpa là các mức cao nhất trong không gian tên miền ngược. Vì thế mọi tên miền ngược đều có đuôi là .in-addr.arpa.

4. Làm thế nào tôi có thể thiết lập tên miền ngược?
Trong trường hơp các bạn chỉ dùng một vài địa chỉ IP đơn lẻ và không có nhu cầu thiết lập DNS riêng thì bạn phải yêu cầu ISP của bạn khai báo trên DNS của họ các bản ghi tên miền ngược (bản ghi PTR) ứng với các địa chỉ IP mà họ cấp phát cho bạn sử dụng.

Trường hợp bạn có thể tự xây dựng hệ thống DNS nhưng nhu cầu sử dụng địa chỉ không lên đến một /24, bạn có thể yêu cầu ISP khai báo chuyển giao theo cơ chế subnet delegate các zone ngược về máy chủ DNS của bạn, sau đó bạn tự khai báo các bản ghi PTR.

Trường hợp bạn sử dụng hết hơn một /24 và tự xây dựng hệ thống DNS của riêng mình, bạn cần gửi email đến VNNIC để yêu cầu được khai báo chuyển giao tên miền ngược trực tiếp từ APNIC về máy chủ DNS của bạn.

5. Thế nào là chuyển giao subnet?


Trong trường hợp khách hàng của ISP không có nhu cầu sử dụng đến một /24 địa chỉ IPV4 nhưng lại có khả năng tự thiết lập hệ thống DNS để quản lý mạng, họ có thể yêu cầu ISP chuyển giao subnet tương ứng vùng địa chỉ sử dụng tới máy chủ DNS của khách hàng để khách hàng tự khai báo các bản ghi ngược trên máy chủ của mình. Cơ chế chuyển giao này được mô tả trong chuẩn rfc 2317.

6. Ai quản lý tên miền ngược?

Theo phương thức khai báo mới áp dụng từ tháng 8/2004, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ đăng ký các bản ghi ngược tương ứng vùng địa chỉ IP của ISP, IXP theo cơ chế chuyển giao classfull (classfull delegation) các class C địa chỉ (tương ứng /24) từ máy chủ DNS của Trung tâm Thông tin mạng châu Á Thái Bình Dương (APNIC) trực tiếp về máy chủ DNS của các ISP, IXP.

Máy chủ DNS của ISP, IXP có thể khai báo toàn bộ các bản ghi ngược dùng trong mạng cơ sở hạ tầng của mình và của khách hàng trong classfull zone hoặc chuyển giao subnet đến DNS của khách hàng tuỳ theo nhu cầu.

7. Điều gì xảy ra nếu địa chỉ IP của tôi đang sử dụng không được khai báo tên miền ngược?


Trong dịch vụ thư điện tử: để đến được với người nhận, bức thư cần được chuyển qua rất nhiều trạm chuyển tiếp thư điện tử (email exchanger). Khi email được chuyển từ một trạm chuyển tiếp thư điện tử này đến một trạm chuyển tiếp thư điện tử khác, trạm chuyển tiếp thư điện tử nhận sẽ dùng chức năng reverse lookup của hệ thống DNS để tìm tên miền của trạm chuyển tiếp thư điện tử đến. Trong trường hợp địa chỉ IP cuả trạm chuyển tiếp thư điện tử gửi không được khai báo bản ghi ngược, trạm chuyển tiếp thư điện tử nhận sẽ không chấp nhận kết nối này và loại bỏ thư điện tử.DNS hay còn gọi là Reverse DNS, là hệ thống tên miền ngược, cho phép truy xuất và quản lý giữa địa chỉ IP và tên miền một cách linh động theo mong muốn của nhà cung cấp.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Domain Name System (DNS) là gì?



DNS là gì ?

     DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

    Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miềnlà, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP

Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

    Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

   Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

   Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.

2. Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]

3. Nguyên tắc làm việc của DNS
   Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

   INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

   DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

4. Cách sử dụng DNS


    Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

DEDICATED SERVER

     Dedicated Server (máy chủ dùng riêng): là dịch vụ cho thuê máy chủ riêng, khi thuê dịch vụ này bạn sẽ sở hữu một máy chủ riêng và có toàn quyền quản lý cũng như cài đặt các phần mềm. Nếu như Web hosting phải sử dụng 1 server chung cho nhiều khách hàng khác nhau, điều này gây ảnh hưởng lẫn nhau về nguồn tài nguyên server thì Dedicated Server là giải pháp tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất trong việc quản lý thông tin và sử dụng các phần mềm




+ Ưu điểm:
 
- Khách hàng có toàn quyền cài đặt và cấu hình theo nhu cầu. Giống như là Administrator trên chiếc máy để bàn của họ.

+ Khuyết điểm:

- Giá khá cao.

- Khách hàng phải người am hiểu về hệ điều hành tương ứng, cùng nhiều kiến thức về mạng, phần mềm, bảo mật. Họ sẽ phải cài đặt từ A đến Z, ví dụ như: cài Web server, FTP Server, dịch vụ DNS (Domain Name Server), cấu hình nhiều thông số khác nhau. Một người quản trị có tay nghề thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tóm lại họ phải làm tất tần tật mọi thứ và trách nhiệm rất lớn lao.

    Những lợi ích của Dedicated Server

    Lưu trữ trên máy chủ Dedicated server cung cấp cho bạn rất nhiều lợi ích ví dụ như kết nối Internet tốc độ cao, cơ sở hạ tầng vật lý vững chắc. Các mức lưu trữ thường được phân chia sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của tất cả các đối tượng khách hàng như các vấn đề về băng thông, về bộ nhớ và các không gian lưu trữ cần thiết. Do bạn có toàn quyền sử dụng một máy chủ và không phải chia sẻ với công ty khác nên điều này cho phép các chương trình ứng dụng CPU mạnh mẽ hoạt động một cách trơn tru và đảm bảo hoạt động của bạn sẽ không bị các công ty khác gây ảnh hưởng, không ai có thể gây ảnh hưởng từ bên ngoài nếu bạn dùng Delicate Server
    Điều này biến kế hoạch lưu trữ trên máy chủ Dedicated Server thành một gói dịch vụ lý tưởng đối với các công ty có website lớn, có lượng khách truy cập với số lượng cao tại mọi thời điểm, đảm bảo website hệ thống của bạn luôn hoạt động mạnh mẽ.

Điều cần lưu ý khi dùng Delicate Server

    Khi đến với Dedicated server điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là chọn cấu hình máy chủ phù hợp và cài đặt hệ điều hành ứng dụng. Đây là loại máy chủ dùng riêng độc lập dành cho những website khủng, có thể hoạt động cung cấp thông tin hoặc hoạt động trong lĩnh vực về thương mại điện tử, hay làm các dịch vụ Hosting, xây dựng hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... Bạn có thể tự mình quản lý hệ thống từ xa với những điều chỉnh, cài đặt phần mềm nhờ vào khả năng tự động nâng cấp linh hoạt của hệ thống. Mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng, tiện lợi khi bạn sở hữu một Dedicated Server.

Mô hình hệ thống máy chủ (server) tên miền (domain) quốc gia tại Việt Nam

I. Hệ thống DNS quốc gia .VN

     Hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quốc gia .VN do Trung tâm Internet Việt Nam quản lý, có nhiệm vụ quản lý không gian tên miền cấp quốc gia .VN; tiếp nhận trả lời các truy vấn tên miền .VN.
Hiện tại hệ thống máy chủ tên miền quốc gia gồm 7 cụm máy chủ, trong đó 5 cụm máy chủ đặt trong nước (tại Hà nội, TP.HCM, Đà nẵng), 2 cụm máy chủ đặt ở nước ngoài tại nhiều điểm trên thế giới (Xem bản đồ)



    Các điểm màu xanh là các cụm máy chủ DNS quốc gia đặt trong nước, các điểm màu đỏ, vàng là các cụm máy chủ DNS quốc gia phân bổ trên thế giới. Tên miền quốc gia Việt Nam ".VN" đã được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới (5 điểm trong nước và hơn 70 điểm tại các thành phố lớn ở 5 châu lục trên thế giới, nơi có mật độ truy vấn tên miền .VN cao, cộng đồng người Việt nam sinh sống nhiều) sử dụng các công nghệ mới nhất như định tuyến địa chỉ Anycast, cân bằng tải (CSM, CSS) … Truy vấn tên miền ".VN" từ phía người dùng trên khắp thế giới sẽ được thực hiện rất nhanh qua máy chủ DNS gần nhất được tìm thấy trong số các máy chủ tên miền ".VN". Với việc triển khai 02 cụm máy chủ DNS quốc gia .VN tại nước ngoài có kết nối mạng IPv6 tại địa chỉ (2001:678:4::12 & 2001:67c:e0::126), người dùng Internet có thể truy vấn tên miền ”.VN” qua cả hai mạng IPv4 cũng như IPv6.


II. Hoạt động truy vấn tên miền

    Hệ thống máy chủ DNS của các ISP có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các truy vấn tên miền (gồm cả các tên miền .VN và tên miền khác). Với các tên miền .VN, hệ thống máy chủ tên miền của các ISP sẽ truy vấn lên hệ thống máy chủ ROOT server hoặc hệ thống máy chủ tên miền đệm (Caching DNS) của VNNIC và từ đó truy vấn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia để tìm kiếm thông tin và trả lời truy vấn. Đối với các tên miền thông thường (tên miền cấp cao, tên miền của các quốc gia khác), hệ thống máy chủ tên miền này sẽ truy vấn lên hệ thống máy chủ ROOT hoặc hệ thống máy chủ tên miền đệm (Caching DNS) của VNNIC và các máy chủ tên miền khác được đặt ở nước ngoài để tìm kiếm kết quả.

    Hoạt động truy vấn tên miền tại Việt Nam gồm 2 loại: truy vấn tên miền cấp quốc gia và truy vấn tên miền khác (tên miền cấp cao và tên miền của các quốc gia khác).
Truy vấn tên miền .VN

    Khi người dùng Internet Việt Nam thực hiện truy vấn tên miền .vn. Ví dụ: home.vnn.vn quá trình truy vấn tên miền sẽ diễn ra như sau:

  •     Chương trình trên máy người sử dụng (trình duyệt) sẽ truy vấn hệ thống máy chủ tên miền của ISP mà người dùng kết nối.
  •     Hệ thống máy chủ tên miền của ISP sẽ tiếp nhận và gửi truy vấn này lên hệ thống máy chủ ROOT để tìm kiếm máy chủ quản lý tên miền home.vnn.vn.
  •     Hệ thống máy chủ ROOT Server nhận được truy vấn và tiến hành tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu tên miền để trả lời. Căn cứ theo dữ liệu đã có, máy chủ ROOT Server sẽ trả lời cho máy chủ của ISP các thông tin (địa chỉ IP, tên máy chủ) của máy chủ thuộc hệ thống máy chủ tên miền quốc gia .vn.
  •     Hệ thống máy chủ ISP sẽ truy vấn máy chủ quản lý các tên miền quốc gia để tìm kiếm thông tin về tên miền home.vnn.vn.
  •     Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia sẽ tiến hành tìm kiếm dữ liệu và cung cấp thông tin cho máy chủ ISP về máy chủ quản lý tên miền vnn.vn. Ở đây là máy chủ của VDC.
  •     Hệ thống máy chủ của ISP sẽ truy vấn máy chủ của VDC để tìm kiếm địa chỉ trang web home.vnn.vn.
  •     Máy chủ của VDC quản lý không gian tên miền vnn.vn nên nó có thông tin về địa chỉ của tên miền home.vnn.vn và tiến hành cung cấp địa chỉ IP này cho hệ thống DNS của ISP.
  •     Hệ thống DNS của ISP trả lời người sử dụng địa chỉ IP của máy chủ có trang web home.vnn.vn.
  •     Người sử dụng dùng địa chỉ này để truy cập vào trang web home.vnn.vn.

Truy vấn tên miền quốc tế

    Quá trình truy vấn tên miền quốc tế (ví dụ www.yahoo.com) sẽ gồm các bước sau:

  •  Truy vấn hệ thống máy chủ tên miền của ISP người sử dụng.
  •     Nếu có cơ sở dữ liệu của tên miền yahoo hệ thống máy chủ ISP sẽ trả lời, còn nếu không có nó sẽ truy vấn máy chủ ROOT Server.
  •     Hệ thống ROOT Server không có cơ sở dữ liệu này nhưng nó có chứa cơ sở dữ liệu của máy chủ tên miền quản lý .COM. ROOT Server sẽ gửi cho máy chủ ISP địa chỉ của máy chủ quản lý các tên miền .COM để máy chủ ISP truy vấ   n.
  •     Hệ thống máy chủ ISP truy vấn máy chủ quản lý tên miền .COM địa chỉ của trang web www.yahoo.com.
  •     Máy chủ quản lý tên miền .COM sẽ trả lời địa chỉ www.yahoo.com vì nó có cơ sở dữ liệu này.
  •     Hệ thống máy chủ tên miền ISP sẽ trả lời người sử dụng địa chỉ trang web www.yahoo.com.
  •     Người sử dụng dùng địa chỉ này để truy cập trang web www.yahoo.com thông qua địa chỉ vừa nhận được




Hệ điều hành máy chủ (server) và những điều cần biết

      Thuật ngữ “hệ điều hành” được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là “phần lõi” tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để quản lý và điều hành hệ thống.



    "Các máy tính ban đầu không có hệ điều hành. Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người."

   Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất ổ đĩa, quản lý bộ nhớ và truy xuất tới thiết bị phần cứng.

    Khái niệm hệ điều hành

    Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.

   Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng có thể phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

   Khái niệm hệ điều hành máy chủ

   Với việc ghép nối các máy tính thành mạng thì cần thiết phải có một hệ thống phần mềm có chức năng quản lý tài nguyên, tính toán và xử lý truy nhập một cách thống nhất trên mạng. Mỗi tài nguyên của mạng như tập tin, đĩa, thiết bị ngoại vi được quản lý bởi một tiến trình nhất định và hệ điều hành máy chủ sẽ điều khiển sự tương tác giữa các tiến trình và truy cập tới các tiến trình đó.

   Căn cứ vào việc truy nhập tài nguyên trên mạng người ta chia các thực thể trong mạng thành hai loại chủ và khách, trong đó máy khách (Client) truy nhập được vào tài nguyên của mạng nhưng có thể không chia sẻ tài nguyên của nó với mạng, còn máy chủ (Server) là máy tính nằm trên mạng và chia sẻ tài nguyên của nó với các người dùng mạng.

   Hiện nay các hệ điều hành máy chủ thường được chia làm hai loại là hệ điều hành mạng ngang hàng (Peer-to-peer) và hệ điều hành mạng phân biệt (client/server).

   Với hệ điều hành mạng ngang hàng mỗi máy tính trên mạng có thể vừa đóng vai trò chủ lẫn khách tức là chúng vừa có thể sử dụng tài nguyên của mạng lẫn chia sẻ tài nguyên của nó cho mạng.

   Với hệ điều hành mạng phân biệt các máy tính được phân biệt chủ và khách, trong đó máy chủ (server) giữ vai trò chủ và các máy cho người sử dụng giữ vai trò khách (client). Khi có nhu cầu truy nhập tài nguyên trên mạng các trạm tạo ra các yêu cầu và gửi chúng tới máy chủ sau đó máy chủ thực hiện và gửi trả lời.

   Chức năng chính của hệ điều hành

   Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:
  •     Quản lý chia sẻ tài nguyên.
  •     Giả lập một máy tính mở rộng.

    Ngoài ra có thể chia chức năng của hệ điều hành theo bốn chức năng sau:
  •     Quản lý quá trình (process management).
  •     Quản lý bộ nhớ (memory management).
  •     Quản lý hệ thống lưu trữ.
  •     Giao tiếp với người dùng (user interaction).

Nhiệm vụ của hệ điều hành
  •     Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh,…
  •     Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.
  •     Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.
  •     Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command).
  •     Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản, …

Các thành phần của hệ điều hành


   Quản lý tiến trình (Process Management )

Các chương trình thực hiện theo các tiến trình để hoàn thành công việc đồng thời chịu trách nhiệm đối với việc quản lý tiến trình như:
  •     Tạo và xoá process của người sử dụng và của hệ thống.
  •     Tạm ngừng và tiếp tục lại process.
  •     Cung cấp cơ chế cho sự đồng bộ hoá process và sự giao tiếp process.

   Quản lý và phân phối tài nguyên

  •     Quản lý bộ nhớ chính (Main Memory Management), bộ nhớ chính là một thiết bị lưu trữ tạm và sẽ bị mất nội dung bên trong khi hệ thống ngừng hoạt động. Nó lưu lại dấu vết của các phần bộ nhớ đang được sử dụng và đuợc sử dụng bởi tiến trình nào đồng thời quyết định xem những tiến trình nào được nạp khi có bộ nhớ trống và phân phối, thu hồi bộ nhớ cho các tiến trình.
  •     Quản lý File (File Management), File là các dữ liệu và các chương trình. Hệ điều hành sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sau khi nối kết với file management: Tạo và xoá file, tổ chức file (tạo hoặc xoá thư mục), thao tác với các file và thư mục (read/write), ánh xạ các file vào bộ nhớ thứ cấp, backup file trên các phương tiện lưu trữ ổn định.
  •     Quản lý hệ thống vào ra (I/O System Management), hệ thống vào ra là các chỉ thị điều khiển thiết bị, kiểm soát các ngắt và lỗi. Hệ điều hành phải cung cấp một cách giao tiếp đơn giản và tiện dụng giữa các thiết bị và phần còn lại của hệ thống và giao tiếp này phải độc lập với thiết bị. Chỉ có các driver biết các tính chất đặc biệt của thiết bị mà nó điều khiển.
  •     Quản lý bộ nhớ thứ cấp (Secondary Storage Management), bộ nhớ thứ cấp được sử dụng để lưu trữ lâu dài với dung lượng lớn. Hầu hết các hệ thống máy tính hiện đại sử dụng các ổ đĩa như là các phương tiện lưu trữ trực tuyến cơ sở cho cả chương trình và dữ liệu. HĐH chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sau khi nối kết với disk management: Quản lý các vùng nhớ tự do, phân phối bộ nhớ, lập lịch ổ đĩa (Disk scheduling).

    Hoạt động mạng (Networking)

    Quản lý và điều khiển các kết nối đến môi trường mạng, các giáo thức mạng.

    Hệ thống bảo vệ (Protection System)
  •    Hệ thống bảo vệ là một cơ chế kiểm soát quá trình truy xuất của chương trình, tiến trình hoặc người sửa dụng tài nguyên hệ thống. Cơ chế này cung cấp cách thức để mô tả lại mức độ kiểm soát.
  •    Hệ thống bảo vệ cũng làm tăng độ an toàn khi kiểm tra lỗi trong giao tiếp giữa những hệ thồndg nhỏ bên trong.

    Hệ thống thông dịch lệnh (Command-Interpreter System)

   Các lệnh đưa vào hệ thông qua bộ điều khiển lệnh. Trong một hệ thống chia sẻ thời gian, một chương trình có thể đọc và thông dịch các lệnh điều khiển được thực hiện một cách tự động. Chương trình này thường được gọi là bộ thông dịch cơ chế dồng lệnh hoăc Shell. Chức năng của nó rất đơn giản đó là lấy lệnh kế tiếp và thi hành.

   Một số hệ điều hành máy chủ được sử dụng hiện nay
  •     Asianux Server
  •     Debian
  •     Fedora
  •     FreeBSD
  •     HP–UX
  •     Solaris
  •     Ubuntu Server
  •     Windows NT
  •     Windows Server 2003
  •     Windows Server 2008

Tìm hiểu về máy chủ (server)

     Máy chủ là gì
    Máy chủ hay server là một hệ thống máy tính được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng được thời gian hoạt động lâu dài và có khả năng tải cao trước các yêu cầu truy xuất, cập nhật dữ liệu từ các máy tính khác trong mạng internet. Các thành phần cấu thành nên Server thường là các thiết bị có độ tin cậy cao hơn so với các linh kiện của các máy PC thông thường, do đó giá thành của chúng có sự chênh lệch khá nhiều so với các PC. Các thành phần chính của Server như bo mạch chủ, CPU, RAM, HDD đều được thiết kế với các giao tiếp có tốc độ cao, chống lỗi, chịu tải cao mà các thiết bị rời khác không có được. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể dùng một Desktop PC có cấu hình cao để nâng cấp nó thành một Server với một chi phí rẻ hơn, nhưng những khả năng đáp ứng của nó sẽ không thể và không bao giờ bằng hiệu năng của một máy chủ chuyên dùng đã được thử nghiệm thực tế trong dây chuyền sản xuất của các hãng sản xuất.



Có những loại máy chủ nào?

   Theo công dụng, chức năng của máy chủ người ta phân ra các loại máy chủ: Web server, Database server, FTP server, SMTP server (email sever), DNS sever, DHCP server.
   Theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành hai loại: Máy chủ ảo và máy chủ riêng:
+ Máy chủ riêng là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, .
+ Máy chủ ảo là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.
   Theo hãng sản xuất: Có các loại máy chủ phổ biến như: Máy chủ SuperMicro, Máy chủ Dell, Máy chủ IBM, Máy chủ HP, Máy chủ Cisco

Các thành phần cấu tạo của máy chủ:

   Một máy chủ vật lý có cấu tạo như một máy tính PC thông thường, tuy nhiên các thành phần cấu tạo của máy chủ và PC có sự khác biệt nhau khá lớn:
  Bo mạch máy chủ: Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,... thì các Chipset của các Board mạch chủ của Server thông dụng sử dụng các chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,.... với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,....

   Bộ vi xử lý (CPU): các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác... Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

   Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,... trong khi đó RAM dành cho Server cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Error Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

    Ổ cứng (HDD): Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

   Bo điều khiển Raid (Raid controller): Đây là thành phần quan trọng trong một Server hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.

    Bộ cung cấp nguồn (PSU): Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi.


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Thế giới VPS - điện toán đám mây

Thế giới của những máy chủ ảo linh động dựa trên hệ thống phần cứng mạnh mẽ của Cisco và Trung tâm dữ liệu đáng tin cậy của công nghệ ảo hoá.



Sự phát triển chóng mặt của Internet và giao thông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen sử dụng, mua sắm hay quản lý trong đời sống con người. Việc thay đổi hành vi sinh hoạt không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa lý đã tác động đến khả năng đáp ứng nhanh những yêu cầu của người dùng của bất cứ nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ nào trên toàn cầu. Khả năng đáp ứng đó cũng song hành cùng với chi phí, năng lực sản xuất và chất lượng dịch vụ của họ. Từ đó sự cạnh tranh được tạo ra không chỉ giới hạn trong phạm vi về năng lực con người nữa, doanh nghiệp phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Các ứng dụng công nghệ thông tin được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dùng không bị giới hạn về yếu tố địa lý, tức là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần, tạo ra một xu hướng mới trong ngành công nghiệp máy tính. Từ đó khái niệm điện toán đám mây – cloud computing được ra đời, từ giữa năm 2007. Tuy vậy, thách thức rất lớn cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là làm thế nào để:
  •     Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên.
  •     Sử dụng hiệu quả các tài nguyên máy tính động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời.
  •     Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém.
  •     Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị lạc hậu về công nghệ hay không.


    Xuất phát từ thực tiễn này, thế giới VPS được tạo ra để giải quyết các vấn đề trên.   Như vậy, để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, chúng tôi sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn một cách nhanh nhất.
   Thế giới VPS là một dịch vụ máy chủ ảo chuyên nghiệp được xây dựng trên hệ thống thiết bị định hướng tương lai của hãng Cisco, chúng bao gồm hệ thống máy chủ mạnh mẽ dựa trên nền tảng Cisco Fabric Computing, điện toán lưới tốc độ cao của Cisco. Với nền tảng cấu trúc này, Cisco đã tạo ra một khối thống nhất trong việc xây dựng một hệ thống tích hợp để tối ưu hiệu năng của một trung tâm dữ liệu. Hệ thống đó được sử dụng để tạo ra các gói dịch vụ trong thế giới VPS với các thành phần như sau:

  •     UCS Manager: chương trình quản lý hạ tầng ảo hóa, bao gồm cả mạng LAN, mạng SAN, máy chủ vật lý và máy chủ ảo hóa. Được thiết kế chuyên biệt, đơn giản hóa thủ tục thiết lập hệ thống đồng thời hỗ trợ quản trị hệ thống với hơn 100 tham số vận hành khác nhau.
  •     UCS Fabric Interconnect và UCS Fabric Extender: mạng hội tụ LAN và SAN trên cùng một sợi cáp 10Gbps – 40G, giảm đến 80% lượng cáp cần sử dụng so với các hãng khác giúp đồng thời đưa số điểm quản trị về một điểm duy nhất. Do đó tối thiểu hóa lỗi vận hành mà vẫn đảm bảo hiệu năng và độ linh hoạt trong cấu hình.
  •     UCS Servers: máy chủ dạng phiến hoặc rack được thiết kế chuyên dụng cho môi trường ảo hóa với các cộng nghệ độc quyền như Extended Memory (tăng dung lượng bộ nhớ lên 4 lần so với thông thường) hay Virtualized Interface Card (kết nối mạng cho máy chủ ảo hóa), v.v… giúp tăng đáng kể hiệu năng và hiệu suất sử dụng thiết bị, giảm chi phí dịch vụ.

Sẩn phẩm chiến lược định hướng tương lai này của Cisco đã được đánh giá trong thực tế triển khai với kết quả thống kê trên toàn cầu như: 1,1 tỷ USD mức giao dịch hàng năm, 7400 khách hàng mua UCS thì có 2620 khách hàng tiếp tục mua sản phẩm này với hơn 350 kênh đối tác ATP cho dòng sản phẩm B-Series (dòng sản phẩm đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ tại thegioiVPS), ngoài ra hệ thống sản phẩm này còn lập kỷ lục thế giới về sự thể hiện khi đạt hơn 40 kỷ lục điểm benchmarks cho đến hôm nay.

Từ sự thành công đó giám đốc sẩn phẩm Cisco UCS Mala Srivastava đã từng phát biểu rằng “Tôi rất tự tin về chiến lược DC và khả năng của chúng tôi trong việc dẫn đầu trong thị trường chuyển giao này. Cùng với Virtualization và Cloud, DC là một trong 5 sự ưu tiên của công ty chúng tôi nhằm giúp chúng tôi dẫn dắt sự phát triển và sư hiệu quả của khách hàng và đối tác”

Các gói sản phẩm được tạo ra trong thế giới VPS cũng kế thừa những ưu việt từ sự thành công của hệ thống thiết bị ưu việt này. Khi sử dụng các dịch vụ và gói sản phẩm của thế giới VPS doanh nghiệp có thể an tâm về những câu hỏi về chi phí và hiệu quả như đã đề cập ở trên như:
  •     Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu “Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…” và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.
  •     Giảm chi phí: Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.
  •     Giảm độ phức tạp trong cơ cấu: Doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu và vận hành hệ thống IT nội bộ. Việc đó hãy để chúng tôi lo.
  •     Tăng khả năng sử dụng tài nguyên: Khi sử dụng tài nguyên tại thế giới VPS thì bạn không còn phải quan tâm tới việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ), khấu hao, đầu tư có lãi hay không, có bị lạc hậu về công nghệ hay không…


Với thế giới VPS doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay cho bạn.

Lý do để chuyển từ VPS lên Cloud Server

   Đã có rất nhiều bài viết so sánh giữa VPS và Cloud Server, về việc lựa chọn giải pháp nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Không ít người trong số chúng ta, mặc dù đang sử dụng VPS nhưng đã biết đến Cloud Server và đã từng có ý định chuyển từ VPS lên Cloud Server. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, bạn cần phải hiểu rõ về Cloud Server, ưu thế của nó so với VPS chứ không nên đơn thuần chỉ vì “đám mây” đang là xu thế mà bạn chọn nó.

   Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích những lý do tại sao Cloud Server chiếm ưu thế hơn so với VPS để các cá nhân, doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn trước khi quyết định thực hiện sự thay đổi trong quản lý công nghệ thông tin.



Trước hết, cần hiểu về bản chất của VPS và Cloud Server


- VPS (Virtual Private Server) là máy chủ ảo được khởi tạo từ một máy chủ vật lý. Một máy chủ vật lý có thể chia ra thành nhiều VPS để cho nhiều khách hàng khác nhau sử dụng.

- Cloud Server là một máy chủ ảo được khởi tạo từ một hạ tầng ảo hoá bao gồm nhiều máy chủ vật lý liên kết với nhau. Mỗi máy chủ vật lý (hay cụm máy chủ vật lý) đóng một chức năng riêng biệt như lưu trữ, vận hành, sao lưu, dự phòng, tường lửa… và có thể tự động thay thế cho nhau nếu như một trong các máy chủ vật lý khác gặp sự cố.

 1. Tự động dự phòng

Nếu bạn là người quản lý máy chủ, bạn có muốn nó hoạt động 24/7/365? Chắc chắn rồi! Sẵn sàng 100% là điều tất cả chúng ta đều mong muốn ở một chiếc máy chủ.

Nếu bạn dùng VPS thì điều này khó được như mong muốn vì bản chất VPS được khởi tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý, nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì chắc chắn VPS của bạn cũng sẽ ngừng hoạt động. Mà đối với máy chủ vật lý thì có vô số lý do để nó ngừng hoạt động ngay cả khi bạn đã phòng vệ tốt nhất như: mất điện, hư hỏng phần cứng, thiên tai lũ lụt, virus…

Nếu bạn ở trên “mây” thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tính sẵn sàng của nó vì bản chất Cloud Server không phụ thuộc vào một máy chủ vật lý riêng biệt nào cả. Khi một máy chủ vật lý trong cụm máy chủ tạo nên hạ tầng cloud gặp sự cố thì cơ chế dự phòng cho phép các máy chủ vật lý khác tự động thay thế, đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng.



2. Lợi ích của sự linh hoạt
Hiện tại bạn cần bao nhiêu tài nguyên cho dữ liệu của mình? Sau 1 năm nữa bạn sẽ cần bao nhiêu? 3 năm nữa? 5 năm nữa? …

Có lẽ bạn sẽ nhanh chóng trả lời được câu hỏi đầu tiên và khó có thể trả lời được những câu hỏi đằng sau. Thị trường, chính sách, công nghệ rồi sẽ phát triển và tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn, bạn không thể biết được trong tương lai quy mô của mình sẽ mở rộng đến đâu. Đối với VPS, nguồn tài nguyên của 1 máy chủ vật lý là có giới hạn và phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, nếu bạn muốn nhiều hơn thì phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, điều này sẽ tốn thời gian, dịch vụ của bạn sẽ bị gián đoạn. Còn đối với Cloud Server, sự mở rộng hay thu hẹp tài nguyên là không giới hạn và thực hiện gần như là ngay lập tức. Do vậy, dù kế hoạch, chiến lược phát triển của bạn trong tương lai có như thế nào thì Cloud Server vẫn  đáp ứng được.



3. Tài nguyên thực sự


Bạn có biết rằng khi sử dụng VPS thì lượng tài nguyên  mà bạn đã trả tiền để sử dụng vẫn không được đảm bảo? Vì nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, nên khi nhu cầu của một khách hàng trên cùng node với bạn cao hơn tài nguyên mà họ được phép sử dụng thì họ sẽ phải lấn sang VPS của bạn, máy chủ của bạn sẽ bị thiếu hụt tài nguyên, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

Với Cloud Server thì bạn không cần phải lo lắng đến điều đó vì nguồn tài nguyên của bạn không bị chia sẻ với bất kỳ ai và hoạt động của các máy chủ khác không hề ảnh hưởng đến Cloud Server  của bạn.



4. Hiệu suất hoạt động

Không phải ngẫu nhiên mà “đám mây” lại trở thành xu thế trong thời đại của chúng ta và được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Công nghệ điện toán đám mây dựa trên kiến trúc phân phối, tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi này để tập trung xử lý công việc đang có nhu cầu ở nơi khác. Tốc độ tính toán tuyệt vời đó là điều một VPS thông thường không thể cho bạn.



5. An toàn dữ liệu

Một máy chủ vật lý dù có được bảo vệ tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ vật lý dẫn đến hư hại, hỏng hóc và bạn có nguy cơ bị mất hết dữ liệu. Mặt khác, nếu virus tấn công vào VPS của khách hàng trên cùng node với bạn thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhưng một khi đã sử dụng công nghệ “đám mây” thực sự của các nhà cung cấp uy tín thì bạn có thể yên tâm rằng dữ liệu của bạn đều được backup online lẫn offline, nên việc hỏng ổ cứng, thiên tai lũ lụt, virus dù có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến an toàn dữ liệu của bạn.



6. Bảo mật tuyệt đối

Giữa các biện pháp bảo mật của một máy chủ vật lý và một hệ thống bảo mật của hạ tầng ảo hoá công nghệ cao thì bạn chọn cái nào?



7. Quản lý dễ dàng

Lúc nào bạn cũng muốn kiểm soát máy chủ của mình nhưng không phải lúc nào bạn cũng có ở văn phòng. Ưu điểm của “đám mây” là bạn có thể truy cập từ bất cứ nơi đâu, dù là ở văn phòng, trên đường đi hay ở nhà bạn cũng có thể theo dõi Cloud Server. Các nhà cung cấp Cloud Server thường sẽ cung cấp các phương thức quản lý khác nhau cho bạn từ cổng website đến các giao thức API như Remote Desktop, SSH hay ngay cả trên các thiết bị di động. Đó là điều mà  các nhà cung cấp VPS không thể làm được.

cloud-server-truy-cap-moi-noi

8. Dùng bất cứ hệ điều hành mẫu nào mà bạn muốn

Đối với các VPS khác nhau trên cùng một máy chủ vật lý, bắt buộc bạn phải cùng dùng chung một hệ điều hành. Khi bạn muốn chuyển đổi hệ điều hành thì bạn cần phải được chuyển sang một máy chủ vật lý khác, hoạt động của VPS bạn sẽ bị gián đoạn.

Cloud Server cho phép tuỳ chọn hệ điều hành vì nó không phụ thuộc vào các Cloud Server khác. Muốn chuyển đổi từ Windows sang Linux hay bất cứ hệ điều hành nào khác? Việc này sẽ được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng.



9. Tiết kiệm

Sự linh hoạt trong mở rộng và thu hẹp tài nguyên của Cloud Server sẽ kéo theo lợi ích kinh tế cho bạn. Bạn chỉ phải chi trả cho nguồn tài nguyên bạn thực sự cần và sử dụng, tránh được sự lãng phí vô ích.



Khi điện toán đám mây đang dần trở nên quan trọng trong cuộc sống, bạn có muốn mình hoặc doanh nghiệp của mình đứng ngoài đà phát triển của xã hội?





 

So sánh giữa cloud server và cloud VPS







 Cloud server là gì? Cloud VPS là gì? Hoạt động như thế nào?


    Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.
Cốt lõi của Cloud server là công nghệ điện toán đám mây. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cloud Server (Cloud VPS), các kiến thức cần biết nhằm đem đến cho người đọc những hiểu biết trực quan nhất về Cloud Server.

1. Cloud server là gì?

Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Internet càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải đầu tư chi phí lớn cho khâu mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ (server). Tuy nhiên với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), các tổ chức doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư chi phí quá lớn cũng có thể sở hữu 1 chiếc server (máy chủ) để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.
Các tổ chức doanh nghiệp có thể lựa chọn các máy chủ ảo hay VPS (Virtual Private Server) để có thể sử dụng như 1 server riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp tổ chức có thể sử dụng công nghệ Cloud Server với hiệu quả và công nghệ cao hơn. Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.

 2. So sánh giữa Cloud Server, VPS và Server riêng

Để thấy được những ưu điểm vượt trội của Cloud Server, hãy nghiên cứu bảng so sánh sau giữa hệ thống Cloud Server, VPS và Server riêng về các tính năng và ưu điểm của từng hệ thống:

Cloud Server (Cloud VPS):

    Tính sẵn sàng:
        Dữ liệu lưu trữ tập trung trên SAN, không lưu trên máy chủ vật lý.
        Dữ liệu được sao lưu (back-up) thường xuyên
        Nếu 1 server vật lý lỗi, Cloud server vẫn hoạt động bình thường và ổn định
     Khả năng mở rộng:
        Ngay lập tức khi có nhu cầu mở rộng.
        Có thể hạ cấp server nếu thấy không cần thiết sử dụng nhiều tài nguyên như vậy.
        Giúp tiết kiệm chi phí với khả năng sử dụng tài nguyên khá linh hoạt.
     Chi Phí:
        Chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng (CPU, RAM, băng thông…)
         Có thể mở rộng hoặc hạ thấp tài nguyên nếu cần để tiết kiệm chi phí
 VPS:

    Tính sẵn sàng:
        Chạy trên máy chủ vật lý
        Các server vật lý có thể treo vào các thời gian cao điểm dẫn đến các VPS có thể ngưng hoạt động.
     Khả năng mở rộng:
         Tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng.
        Do máy chủ vật lý không đủ tài nguyên nên không thể nâng cấp tài nguyên lớn là hạn chế lớn nhất
     Chi Phí:
         Trả tiền theo cấu hình VPS
        Sử dụng chung máy chủ khiến VPS bị phụ thuộc

Server riêng:

    Tính sẵn sàng:
         Dữ liệu được lưu trên máy chủ vật lý à rủi ro
        Bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu nếu 1 HDD bị hỏng.
        Tốn nhiều chi phí triển khai, backup
     Khả năng mở rộng:
         Để mở rộng phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng à phức tạp.
        Downtime Server cao khi nâng cấp.
        Chi phí phần cứng cao.
     Chi Phí:
        Trả tiền cho toàn bộ server vật lý.
        Phải trả chi phí hệ thống mạng, bảo trì máy chủ, điện… để duy trì server là tốn kém.

Máy chủ ảo (điện toán đám mây) và những câu hỏi bảo mật


Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được sử dụng rộng rãi nữa hay không. Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.

Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tinh trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.

Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuông điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho đám mây điện toán, chúng ta cần nắm được vai trò của nó trong sự phát triển công nghệ. Rất nhiều câu hỏi tồn tại xung quanh những ưu và khuyết điểm khi sử dụng điện toán đám mây trong đó tính bảo mật, hữu dụng và quản lí luôn được chú ý xem xét kĩ lưỡng. Bảo mật là đề tài được giới người dùng thắc mắc nhiều nhất và sau đây là 10 câu hỏi hàng đầu được đặt ra để quyết định liệu việc triển khai điện toán đám mây có phù hợp hay không và nếu không thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp: cá nhân, công cộng hay cả 2.



1. Khả năng rủi ro khi triển khai mô hình điện toán đám mây?

Dù mang tính chất cá nhân hay công cộng thì chúng ta vẫn không thể hoàn toàn quản lí được môi trường, dữ liệu và kể cả con người. Những thay đổi trong mô hình có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những ứng dụng đám mây cung cấp thông tin rõ ràng, các công cụ thông báo tiên tiến và tích hợp với hệ thống sẵn có sẽ làm giảm rủi ro. Tuy nhiên, một vài ứng dụng khác lại không thể điều chỉnh các trạng thái bảo mật, không phù hợp với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro.

2. Cần phải làm gì để chắc chắn chính sách bảo mật hiện tại tương thích với mô hình đám mây?

Mỗi thay đổi trong mô hình là mỗi dịp để ta cải thiện tình trạng và chính sách bảo mật. Vì người sử dụng sẽ tác động và điểu khiến mô hình đám mây nên chúng ta không nên tạo ra chính sách bảo mật mới. Thay vào đó là mở rộng chính sách hiện thời để tương thích với các nền tảng kèm theo. Để tay đổi chính sách bảo mật thì ta cần xem xét các yếu tố tương quan như: dữ liệu sẽ được lưu ở đâu, bảo vệ như thế nào, ai được phép truy cập, và cần tuân theo những quy tắc và thỏa hiệp gì.

3. Việc triển khai mô hình đám mây có đáp ứng được yêu cầu ủy thác?

Triển khai mô hình đám mây tác động đến tỉnh rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các quy tắc khác nhau. Một vài ứng dụng đám mây có khả năng thông báo hay báo cáo tình trạng hoạt động mạnh mẽ đồng thời được thiết lập để đáp ứng những yêu cầu thích ứng riêng biệt. Trong khi một số lại quá chung chung và không thể đáp ứng được những yêu cầu chi tiết. Ví dụ như khi chúng ta truy xuất dữ liệu, một thông báo hiện ra cho biết dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ (server trong nước) thì chúng ta không thể truy xuất được bởi các nhà cung cấp dịch vụ không thể thực hiện yêu cầu này.

4. Liệu các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn bảo mật hay theo thực tế kinh nghiệm (SAML, WSTrust, ISO, v.v..)?

Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong điện toán đám mây như một sự tương kết giữa các dịch vụ và ngăn tình trạng độc quyền dịch vụ bảo mật. Rất nhiều tổ chức được thành lập nhằm khởi tạo và mở rộng để hổ trợ trong bước khởi đầu triển khai mô hình. Danh sách các tổ chức hổ trợ được liệt kê tại: Cloud-standards.org.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu vi phạm và xử lý như thế nào?

Khi lên chương trình bảo mật cho mô hình, chúng ta cũng cần lên kế hoạch giải quyết các lỗi vi phạm và tình trạng mất dữ liệu. Đây là yếu tố quan trọng trong các điều khoảng của nhà cung cấp và được thực hiện bởi cá nhân. Chúng ta buộc phải đáp ứng những chính sách và điều lệ do nhà cung cấp đề ra để đảm bảo được hổ trợ kịp thời nếu gặp sự cố.

6. Ai sẽ quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho dữ liệu?

Trên thực tế thì trách nhiệm bảo mật được chia sẻ. Tuy nhiên, ngày nay vai trò này lại thuộc về hệ thống thu thập dữ liệu mà không phải nhà cung cấp. Chúng ta có thể đàm phán để giới hạn trách nhiệm đối với viêc mất mát dữ liệu cụ thể là chia sẻ vai trò này với nhà cung cấp. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm.

7. Làm thế nào để chắc chắn rằng những dữ liệu phù hợp đã được chuyển vào mô hình?

Để biết được dữ liệu nào đã được chuyển vào đám mây, chúng ta phải hiểu dữ liệu là gì và xây dựng một hệ thống bảo mật phù hợp dựa trên dữ liệu và các ứng dụng. Quy trình này tốn nhiều thời gian để bắt đầu và rất nhiều công ty sử dụng công nghệ chống rò rỉ dữ liệu để phân loại và theo dõi dữ liệu.

8. Làm thế nào để chắc chắn những nhân viên, đối tác và khác hàng được ủy quyền có thể truy xuất dữ liệu và ứng dụng?

Vấn đề về quản lí thông tin truy cập và truy xuất dữ liệu là một thách thức trong bảo mật. Các công nghệ như truy cập chéo miền (federation), hệ thống ảo an toàn, và dự phòng đóng vai trò quan trọng trong bảo mật điện toán đám mây. Hổ trợ đám mây bằng cách mở rộng và bổ sung môi trường có thể giúp giải quyết thách thức này.

9. Dữ liệu và ứng dụng được đăng tải như thế nào, công nghệ bảo mật nào thưc hiện công việc này?

Các nhà cung cấp đám mây sẽ cung cấp thông tin này cũng như trực tiếp tác động đến khả năng đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức hay cá nhân. Do đó, yếu tố rõ ràng là rất cần thiết đối với chúng ta trước khi đưa ra quyết định.

10. Yếu tố nào khiến chúng ta có thể tin tưởng vào nhà cung cấp?

Rất nhiều yếu tố đề ra để đánh gía độ tin cậy của một nhà cung cấp như: kỳ hạn dịch vụ, hình thức hợp đồng, thủ tục SLAs (Service Level Agreements) thỏa hiệp hợp đồng dịch vụ, chính sách bảo mật, tiểu sử hoạt động, chiến lược, và danh tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.
Theo TinhTe (Dịch từ Computerword)