Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tên miền và những khó khăn, thách thức!

Tên miền được sử dụng với “ý đồ xấu” có thể sẽ bị thu hồi, không đưa địa chỉ Internet, số hiệu mạng vào sử dụng trong 6 tháng kể từ ngày phân bổ sẽ bị thu hồi. Đó là những quy định trong dự thảo Nghi định về quản lý, cung cấp, sử dụng, dịch vụ intenet và nội dung thông tin trên mạng của Chính phủ.



Theo ông Ngô Vi Hải Long, chuyên viên pháp lý Công ty Vinagame cho rằng, điểm mới trong dự thảo của Nghị định là việc quy định việc tên miền được sử dụng với “ý đồ xấu” có thể sẽ bị thu hồi thông qua khiếu kiện của người sở hữu nhãn hiệu thương mại, dịch vụ. Ý đồ xấu ở đây bao gồm cả việc cho thuê, chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu nhãn hiệu thương mại, dịch vụ …

Việc quy định như trên nhằm bảo vệ người sở hữu một cách hợp pháp các nhãn hiệu thương mại dịch vụ, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải mua lại tên miền từ những người chuyên đầu cơ, sử dụng tên miền với “ý đồ xấu”. Đầu cơ tên miền không còn “đất sống” bởi bản chất của đầu cơ tên miền cũng nhằm vào những thương hiệu mới nổi, nổi tiếng. Với quy định này, các thương hiệu đã đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng lấy lại tên miền mang thương hiệu của mình khi đã bị đăng ký “với ý đồ xấu”.Việc quy định một cách cụ thể, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thực sự, ông Long chia sẻ.

Theo quy định của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin Truyền thông không cho phép mua bán, chuyển nhượng tên miền vì “tên miền là tài nguyên quốc gia”. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia cho rằng, hoạt động mua bán tên miền vẫn diễn Ra một cách công khai và sôi nổi chủ yếu theo hai cách thức sau:

Thứ nhất là hai bên tự thỏa thuận với nhau rồi bên bán sẽ hủy đăng ký để bên mua tiến hành đăng ký tên miền này ngay khi tên miền bị hủy. Cách làm này có một rủi ro lớn nhất là tên miền hoàn toàn có thể bị một bên thứ ba bất kỳ “vô tình” Chen vào giữa quá trình này và đăng ký được tên miền mà hai bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, mọi rủi ro sẽ thuộc về bên mua tên miền vì sẽ không có bất kỳ quy định pháp luật nào bảo vệ cho bên mua.

Thứ hai là hai bên “vờ” như tạo Ra một vụ tranh chấp tên miền để rồi sau đó hai bên “hòa giải thành công” về việc giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, hiện nay, VNNIC cũng đã không công nhận hoạt động này.

Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Truyền thông Khải Hoàn cho rằng, việc cho phép đăng ký tên miền một cách tự do là khá phổ biến trên thế giới và ngay tại Châu Á, Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế này. Tuy nhiên, tại một số nước tại Châu Á và Đông Nam Á lại có những quy định rất đặc biệt liên quan đến việc đăng ký tên miền để nhằm mục đích quản lý và bảo vệ cho những cá nhân, doanh nghiệp thực sự có nhu cầu sử dụng tên miền như một “địa chỉ” để khách hàng tìm đến mình trên Internet.



Tại Singapore, Hàn Quốc, để đăng ký tên miền của hai quốc gia này thì người đăng ký có nghĩa vụ phải chứng Minh rằng mình có sự cư ngụ thực tế tại Singapore. Với điều kiện này, có thể thấy thằng Chính phủ của hai quốc gia này đã ưu tiên hoàn toàn việc đăng ký tên miền quốc gia của mình cho chính các công dân, tổ chức của chính mình. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu muốn đăng ký tên miền này thì phải có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc sinh sống tại đây thì mới có thể đăng ký các tên miền này. Đối với Thái Lan, tên miền quốc gia của Thái Lan (.th) cấp cho các doanh nghiệp phải là: tên của doanh nghiệp; tên của sản phẩm, dịch vụ đã được công nhận và cấp Giấy chứng nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ của Thái Lan. Khi Giấy chứng nhận này hết hiệu lực mà không được gia hạn hoặc Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì theo đó, tên miền cũng sẽ hết hiệu lực sử dụng. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là các Doanh nghiệp có thể đăng ký một cách thoải mái các tên miền này vì theo quy định thì mỗi doanh nghiệp chỉ được đăng ký một tên miền .co.th. Như vậy, chỉ dẫn tên miền mang thương hiệu doanh nghiệp sẽ dễ dàng được người truy cập tiếp cận được thông tin chính xác của doanh nghiệp, ông Tuấn phân tích.

Theo ông Trần Quốc Khải, chuyên gia phát triển Website cho rằng, không cần có sự rào cản về việc đăng ký tên miền .vn. Đây là một hình thức quảng bá thương hiệu Việt Nam trên trường thế giới và tổ chức cá nhân đăng ký phải đóng phí cho quốc gia. Một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ …theo phương án này, thậm chí chấp nhận việc mua bán chuyển nhượng tên miền.

Trong chiến lược phát triển thương hiệu trên intenet, quan trọng là sản phẩm dịch vụ như thế nào, chứ không phải tên miền đẹp. Tên miền nổi tiếng gắn liền với sản phẩm, dịch vụ đã có thương hiệu trên thị trường. Việc đầu cơ tên miền thường xoay xung quanh những thương hiệu này để có cơ hội “trục lợi”. Tuy nhiên, hiện  nay các thương hiệu nổi tiếng đã hoàn chỉnh hệ thống nhận diện. Các doanh nghiệp trong quá trình phát triển thương hiệu sản phẩm song song với phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu trên intenet. Nhu cầu nhận “chuyển giao” những tên miền đẹp ngày càng ít đi. Việc đầu cơ tên miền không còn “đất sống”. Do đó, việc rào cản bởi các quy định pháp luật trong quá trình quản lý cũng không cần thiết, ông Khải chia sẻ.

Buôn tên miền (domain)- mang đến siêu lợi nhuận???

Các nhà đầu tư tên miền đang hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền từ việc bán lại các địa chỉ web (tức tên miền). Liệu đây có thể trở thành một ngành kinh doanh hợp pháp? 
Rogers Cadenhead, một người ở Florida (Mỹ) đã đăng ký một địa chỉ Internet tên là BenedictXVI.com khi Tòa thánh Vatican có Giáo hoàng mới. Tuy nhiên, Cadenhead cho biết chỉ sử dụng trang web này để quảng bá cho một tổ chức phi lợi nhuận và dự định sẽ chuyển giao nó cho Vatican. Nhưng Vatican lại không gặp may với những người sở hữu các địa chỉ như Benedict16.com and PopeBenedict-16.org. Những người này chỉ muốn bán lại các địa chỉ trên với giá cao. 



Ảo nhưng ra tiền 
Cùng với sự phát triển của Internet, những người đầu tư tên miền đang nhìn ra tiềm năng kinh doanh tài sản ảo trên xa lộ thông tin. Họ đã mua hàng ngàn tên miền mang nhãn hiệu nổi tiếng, và hi vọng thu được lợi nhuận gấp 10 thậm chí 100 lần số tiền đã bỏ ra. 
Vào năm 2000, khi hàng loạt công ty Internet bị sụp đổ, các đầu tư như vậy bị xem là điên rồ. Nhưng gần đây tình hình đã thay đổi. Sedo.com, công ty hàng đầu trên thị trường tên miền, ước tính rằng, năm 2004, số lượng giao dịch mua lại tên miền được đăng ký đã tăng gần gấp ba lần so với năm 2003. Trước đây, giá bán trung bình một địa chỉ Internet là 1.600 USD. Nhưng kể từ đầu năm 2004, theo công ty Dotcom Agency của Anh, giá đã tăng, trung bình là 3.500 USD cho một địa chỉ. 
Theo tạp chí Domain Name, các vụ mua bán tên miền trên 100.000 USD hoặc trên một triệu USD cũng đã trở nên phổ biến. Năm ngoái, công ty tiếp thị ClickSuccess (trụ sở tại Texas, Mỹ), chẳng hạn, đã mua lại địa chỉ CreditCards.com với giá 2,75 triệu USD. “Thị trường hiện nay hoàn toàn khác so với năm 1999”, Matt Bentley, Tổng giám đốc điều hành Sedo.com, nói. “Ngành kinh doanh tên miền đã thực sự đem lại lợi nhuận”. Rick Schwartz, người tự phong là “Vua tên miền”, cũng cho rằng địa chỉ web là một lĩnh vực đầu tư triển vọng. Schwartz đã tham gia thị trường tên miền trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng của các công ty Internet năm 2000. Ông nói: “Ngay từ đầu, tôi đã xem các tên miền như một loại hàng hóa. Tôi tin rằng sau cuộc khủng hoảng năm 2000, tên miền sẽ đóng vai trò quan trọng, trọng tâm trong thời kỳ bùng nổ mới của Internet”. Schwartz cho biết ông đã đầu tư vào khoảng 5.000 tên miền. Nhờ đó, ông đã thu được hàng chục triệu dollar Mỹ. Theo Ron Jackson, người sáng lập tạp chí Domain Name, việc Schwartz bán địa chỉ Men.com với giá 1,32 triệu USD vào năm 2004 đã mở đầu cho sự hồi sinh của thị trường tên miền. Năm 1997, Schwartz đã mua địa chỉ này với giá 15.000 USD. 
Thêm vốn đầu tư mạo hiểm
Các công ty có vốn đầu tư mạo hiểm cũng đã tham gia vào thị trường tên miền, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Tháng 11 năm 2004, Marchex, một công ty có vốn đầu tư mạo hiểm chuyên cung cấp dịch vụ tiếp thị trên mạng, đã mua lại thêm một số tên miền, nâng số địa chỉ Internet mà công ty này sở hữu lên hơn 100.000 với khoảng 17 triệu người sử dụng/tháng. Marchex đã phải đầu tư thêm 164,2 triệu USD . Số tiền này cao gấp 8 lần doanh thu hàng năm hiện nay của công ty. Peter Christothoulou, Giám đốc phụ trách chiến lược của Marchex, nói: “Lượng người truy cập trang web là yếu tố sống còn trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và doanh số từ quảng cáo”. Ông cũng cho biết, từ khi công ty công khai vụ mua bán trên, ngày càng có nhiều người quan tâm đến thị trường tên miền. Marc Ostrofsky, một nhà đầu tư kỳ cựu, cũng rất chú ý đến việc nhiều cá nhân muốn gia nhập thị trường tên miền. Ostrofsky là người đã đứng đằng sau vụ mua bán trang Business.com với mức giá kỷ lục 7,5 triệu USD vào năm 1999. Ông đang thành lập một “quỹ đầu tư tài sản trên Internet” với số vốn 250 triệu USD . Cùng với Bob Martin, Giám đốc ngân hàng đầu tư ở Houston, Ostrofsky đang thảo luận với các giám đốc những quỹ đầu tư ủy thác tư nhân và công ty đầu tư mạo hiểm ở New York, Los Angeles và Silicon Valley. Ông tin rằng hiện nay việc kinh doanh thông qua Internet không thể sụp đổ như hồi năm 2000. Theo ông, khủng hoảng xảy ra là vì các công ty đã được định giá quá cao. Còn nay thì không phải như vậy. 
Với việc mở rộng các tên miền có đuôi “.biz” và “.info” vào năm 2001 và phí đăng ký giảm còn khoảng 8 USD cho một tên miền, thị trường đã ngày càng phát triển. Đầu tháng 6-2005, tổ chức dữ liệu tên miền Whois Source cho biết số lượng tên miền cấp một toàn cầu ( có đuôi “.com”, “.net”, “.org”, “.biz”, “.info” và “.us”) đã vượt qua con số 50 triệu. Mỗi ngày có hàng chục ngàn tên miền hết hạn sử dụng và như vậy lại được đưa ra thị trường.

Kinh doanh tên miền Việt Nam



Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm về kinh doanh tên miền Việt Nam. Kinh doanh tên miền Việt Nam hiểu theo nghĩa rộng là xem tên miền Việt Nam như một loại hàng hóa (vô hình) để mua bán hay hiểu theo nghĩa bình dân là đầu cơ và kiếm lời.

Chính vì tính chất như vậy nên hoạt động này có thể tạo ra một khoản lợi nhuận cực lớn nếu có hẳn một sàn giao dịch tên miền (như sàn giao dịch chứng khoán, vàng, bất động sản). Ở Việt Nam hiện nay đã có một số đơn vị là nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng ra thực hiện chức năng này nhưng chưa thực sự hiệu quả do chưa có định hướng và quy định cụ thể từ pháp luật.

Trong điều kiện của thể chế như vậy, dù luật mua bán tên miền Việt Nam đã được định hình từ đầu năm 2014 nhưng cho đến thời điểm đầu năm 2015 này để có thể kinh doanh và kiếm lợi nhuận từ hoạt động này quả là không dễ dàng một chút nào đối với tất cả mọi người.

Với mục đích chia sẽ bí quyết kinh doanh tên miền Việt Nam đến mọi người, Digistar đã thống kê và phát hiện ra được một số nguyên tắc giúp làm giàu từ tên miền Việt Nam để mọi người cùng kinh doanh và phát triển trong lĩnh vực đầy thú vị này :
  •     Mua trước các tên miền Việt Nam thuộc thương hiệu của các tập đoàn lớn sẽ vào Việt Nam (vd enom.vn).
  •     Mua trước các tên miền Việt Nam của các tập đoàn lớn đã và đang kinh doanh tại Việt Nam chưa được đăng ký và ở tình trạng sẵn sàng cho đăng ký (vd : apple.vn).
  •     Mua trước các tên miền VIệt Nam phổ thông, đại chúng đặc trưng theo ngành nghề, địa lý ở tình trạng sẵn sàng cho phép đăng ký (vd : tenmienvietnam.vn).
  •     Đăng ký ngay các tên miền Việt Nam đẹp không được gia hạn của các chủ sở hữu quên gia hạn (vd dangkytenmien.net.vn).
  •     Chọn một tên miền Việt Nam ngắn gọn, có ý nghĩa, dễ phát âm và gõ trên thanh địa chỉ trình duyệt. Sau đó xây dựng và phát triển thành một trang web vô cùng nổi tiếng rồi bán lại (Haivl.com.vn).

Riêng tuyệt chiêu kinh doanh tên miền Việt Nam thì gói gọn trong đoạn sau “sáng tạo nên công ty của mình, tạo ra những sản phẩm độc đáo, chắc rằng chưa có ai đăng kí tên miền Việt Nam liên quan đến chúng, đăng ký hàng loạt các tên miền này và sau đó làm cho chúng nổi tiếng”

Các bạn có thể nhớ dùm điều này: tên miền có thể là chỉ dẫn quan trọng, nhưng chất lượng, sản phẩm dịch vụ mới là thứ quyết định xem nó đáng giá bao nhiêu tiền. Cả Yahoo, Youtube, Google, Facebook đều bắt đầu bằng những cái tên vô nghĩa và bây giờ bạn phải trả hàng trăm triệu cho đến hàng tỉ USD để có những tên miền .com phía trước những cái tên như vậy và các tên miền Việt Nam cũng không ngằm ngoài quy luật này

Ngoài việc tuân thủ theo 5 quy tắc ở trên, theo Digistar nhà đầu tư tên miền Việt Nam cần chú ý các yếu tố sau để đảm bảo công việc kinh doanh tiến triển tốt đẹp ở thị trường Việt Nam
  •     Luật tên miền Việt Nam quy định như thế nào
  •     Các thông tư, văn bản ban hành có phạm vi điều chỉnh liên quan đến tên miền Việt Nam
  •     Các nhà đăng ký tên miền uy tín, hàng đầu ở Việt Nam (vd như  DigiStar, Mắt Bão, PA)
  •     Tài chính để duy trì danh sách tên miền Việt Nam dự định đầu tư lâu dài
  •     Cách định giá trị tên miền Việt Nam mà mình đang sở hữu
  •     Cách thức giao dịch, chuyển nhượng tên miền Việt Nam

Tên miền (domain) sắp được đấu giá công khai và cho phép mua bán


Theo quy định mới, không được chuyển nhượng tên miền ưu tiên bảo vệ gồm tên miền là tên gọi của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, các tổ chức trị xã hội và tên miền liên quan đến lợi ích, an ninh của quốc gia; tên miền đang xử lý vi phạm, đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc tạm ngừng sử dụng.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng tên miền phải làm thủ tục đăng ký lại tên miền với nhà đăng ký đang quản lý tên miền đó. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 38/2014/QĐ-TTg quy định về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet; chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông được phân bổ thông qua đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet.

Theo Quyết định,  việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải trả giá cao hơn hoặc tối thiểu bằng mức giá khởi điểm của mã, số, khối số, tên miền Internet do Hội đồng đấu giá xác định.



Mỗi doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông được phân bổ một hoặc một số mã, số, khối số theo quy định tại Hồ sơ mời đấu giá. Mỗi tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet được phân bổ một hoặc nhiều tên miền Internet theo quy định tại thông báo mời đấu giá.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định giá khởi điểm

Về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, Quyết định quy định mã, số viễn thông được đấu giá quyền sử dụng là mã, số có trong Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kế hoạch đấu giá. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục mã, số viễn thông cụ thể được đấu giá theo từng thời kỳ căn cứ vào Quy hoạch kho số viễn thông và tình hình thực tế của thị trường viễn thông.

Giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông được đấu giá xác định theo nguyên tắc căn cứ vào giá trị sử dụng của mã, số, khối số viễn thông ở thời điểm đấu giá, phí sử dụng kho số viễn thông phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; tham khảo giá đấu giá thực tế của mã, số, khối số viễn thông cùng loại hoặc tương đương đã được đấu giá tại Việt Nam và tại các nước có nền kinh tế phát triển tương đồng như Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xác định giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông.

Còn việc xác định tên miền Internet mang ra đấu giá được thực hiện thông qua quá trình khảo sát nhu cầu sử dụng tên miền Internet. Các tên miền Internet có nhiều nhu cầu đăng ký sử dụng sẽ được xem xét mang ra đấu giá. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phê duyệt danh sách các tên miền Internet mang ra đấu giá.  Giá khởi điểm tên miền Internet được đấu giá xác định căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia trả giá, lệ phí đăng ký tên miền Internet theo quy định của Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ quyết định giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông và tên miền Internet được đấu giá trước khi tổ chức đấu giá. Hội đồng đấu giá thực hiện việc thông báo mời tham gia đấu giá trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, trên một số phương tiện thông tin đại chúng.

Công khai kết quả sau 15 ngày

Khi tham gia đấu giá quyền sử dụng mã, số viễn thông, doanh nghiệp phải nộp Hồ sơ đấu giá cho Hội đồng đấu giá. Còn nếu tổ chức, cá nhân cá nhân có nhu cầu đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet phải đăng ký tham gia thông qua trang thông tin điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập để đấu giá tên miền Internet qua mạng.

Trên cơ sở kết quả trả giá, Hội đồng đấu giá báo cáo kết quả cuộc đấu giá cho Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và công bố công khai kết quả đấu giá trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đấu giá.

Không chuyển nhượng tên miền ưu tiên bảo vệ

Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định về việc chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet. Theo đó, các tổ chức, cá nhân không được phép chuyển nhượng tên miền Internet đối với tên miền được ưu tiên bảo vệ, bao gồm tên miền là tên gọi của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và tên miền khác liên quan đến lợi ích, an ninh chủ quyền quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định; tên miền Internet đang xử lý vi phạm, đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc tên miền Internet đang bị tạm ngừng sử dụng...

Đồng thời, tên miền Internet đang trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng không được cấp cho các tổ chức, cá nhân khác ngoài các bên đang thực hiện việc chuyển nhượng.

Theo chinhphu.vn