Hiển thị các bài đăng có nhãn máy chủ ảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy chủ ảo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Các bước khởi tạo máy chủ ảo (Cloud server)

 Khởi tạo máy chủ ảo



Thực hiện các bước sau để khởi tạo Cloud Server:
GHI CHÚ:
* Để khởi tạo máy chủ thì số dư trong tài khoản phải lớn hơn hoặc bằng chi phí máy chủ. * Máy chủ ảo khi khởi tạo mặc định chưa có IP tĩnh. Xem thêm [Gắn IP tĩnh vào máy chủ][assign_ip].

   1. Đăng nhập Cloud Portal.
   2. Tại trang chủ chọn dịch vụ Cloud Compute.

   3. Chọn Khởi tạo máy chủ ảo trên menu bên trái. Khi đó màn hình các bước khởi tạo Cloud Server sẽ hiển thị.

    GHI CHÚ: Bạn có thể chuyển qua lại giữa các bước bằng cách nhấn "Trở lại" hoặc "Tiếp tục".
   4. Bước 1: Chọn hệ điều hành. Bạn có thể chọn hệ điều hành từ các mẫu có sẵn hoặc từ snapshot (Xem thêm Snapshot). Nhấn Tiếp tục để sang bước 2.
  •     Bước 2: Nhập chi tiết thông tin Cloud Server, bao gồm:
  •         Tên Cloud Server.
  •         Mô tả.
  •         VPC/Mạng: chọn mạng riêng cho Cloud Server. Để trống nếu không muốn chọn mạng riêng. (Xem thêm Virtual Private Cloud (VPC)).
  •         Cấu hình: chọn cấu hình CPU & RAM.
  •         Đĩa cứng: cấu hình số lượng & dung lượng đĩa cứng.Chu kỳ thanh toán GHI CHÚ: Bạn có thể xem chi phí của máy chủ ảo trong quá trình chọn thông số cấu hình.
  •     Nhấn Tiếp tục sang bước 3.
    Bước 3: Cấu hình tường lửa. Nhấn Tiếp tục sang bước 4.
    Bước 4: Xem lại thông tin Cloud Server. Nhấn Khởi tạo máy chủ ảo để tiến hành tạo Cloud Server.

   Sau bước khởi tạo, Cloud Portal sẽ chuyển đến đang thông tin chi tiết Cloud Server. Bạn có thể xem chi tiết quá trình khởi tạo tại trang này. Khi quá trình khởi tạo hoàn tất, trạng thái của Cloud Server sẽ chuyển sang Active. Mật khẩu máy chủ sẽ được gửi qua email.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Thế giới VPS - điện toán đám mây

Thế giới của những máy chủ ảo linh động dựa trên hệ thống phần cứng mạnh mẽ của Cisco và Trung tâm dữ liệu đáng tin cậy của công nghệ ảo hoá.



Sự phát triển chóng mặt của Internet và giao thông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen sử dụng, mua sắm hay quản lý trong đời sống con người. Việc thay đổi hành vi sinh hoạt không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa lý đã tác động đến khả năng đáp ứng nhanh những yêu cầu của người dùng của bất cứ nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ nào trên toàn cầu. Khả năng đáp ứng đó cũng song hành cùng với chi phí, năng lực sản xuất và chất lượng dịch vụ của họ. Từ đó sự cạnh tranh được tạo ra không chỉ giới hạn trong phạm vi về năng lực con người nữa, doanh nghiệp phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Các ứng dụng công nghệ thông tin được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dùng không bị giới hạn về yếu tố địa lý, tức là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần, tạo ra một xu hướng mới trong ngành công nghiệp máy tính. Từ đó khái niệm điện toán đám mây – cloud computing được ra đời, từ giữa năm 2007. Tuy vậy, thách thức rất lớn cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là làm thế nào để:
  •     Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên.
  •     Sử dụng hiệu quả các tài nguyên máy tính động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời.
  •     Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém.
  •     Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị lạc hậu về công nghệ hay không.


    Xuất phát từ thực tiễn này, thế giới VPS được tạo ra để giải quyết các vấn đề trên.   Như vậy, để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, chúng tôi sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn một cách nhanh nhất.
   Thế giới VPS là một dịch vụ máy chủ ảo chuyên nghiệp được xây dựng trên hệ thống thiết bị định hướng tương lai của hãng Cisco, chúng bao gồm hệ thống máy chủ mạnh mẽ dựa trên nền tảng Cisco Fabric Computing, điện toán lưới tốc độ cao của Cisco. Với nền tảng cấu trúc này, Cisco đã tạo ra một khối thống nhất trong việc xây dựng một hệ thống tích hợp để tối ưu hiệu năng của một trung tâm dữ liệu. Hệ thống đó được sử dụng để tạo ra các gói dịch vụ trong thế giới VPS với các thành phần như sau:

  •     UCS Manager: chương trình quản lý hạ tầng ảo hóa, bao gồm cả mạng LAN, mạng SAN, máy chủ vật lý và máy chủ ảo hóa. Được thiết kế chuyên biệt, đơn giản hóa thủ tục thiết lập hệ thống đồng thời hỗ trợ quản trị hệ thống với hơn 100 tham số vận hành khác nhau.
  •     UCS Fabric Interconnect và UCS Fabric Extender: mạng hội tụ LAN và SAN trên cùng một sợi cáp 10Gbps – 40G, giảm đến 80% lượng cáp cần sử dụng so với các hãng khác giúp đồng thời đưa số điểm quản trị về một điểm duy nhất. Do đó tối thiểu hóa lỗi vận hành mà vẫn đảm bảo hiệu năng và độ linh hoạt trong cấu hình.
  •     UCS Servers: máy chủ dạng phiến hoặc rack được thiết kế chuyên dụng cho môi trường ảo hóa với các cộng nghệ độc quyền như Extended Memory (tăng dung lượng bộ nhớ lên 4 lần so với thông thường) hay Virtualized Interface Card (kết nối mạng cho máy chủ ảo hóa), v.v… giúp tăng đáng kể hiệu năng và hiệu suất sử dụng thiết bị, giảm chi phí dịch vụ.

Sẩn phẩm chiến lược định hướng tương lai này của Cisco đã được đánh giá trong thực tế triển khai với kết quả thống kê trên toàn cầu như: 1,1 tỷ USD mức giao dịch hàng năm, 7400 khách hàng mua UCS thì có 2620 khách hàng tiếp tục mua sản phẩm này với hơn 350 kênh đối tác ATP cho dòng sản phẩm B-Series (dòng sản phẩm đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ tại thegioiVPS), ngoài ra hệ thống sản phẩm này còn lập kỷ lục thế giới về sự thể hiện khi đạt hơn 40 kỷ lục điểm benchmarks cho đến hôm nay.

Từ sự thành công đó giám đốc sẩn phẩm Cisco UCS Mala Srivastava đã từng phát biểu rằng “Tôi rất tự tin về chiến lược DC và khả năng của chúng tôi trong việc dẫn đầu trong thị trường chuyển giao này. Cùng với Virtualization và Cloud, DC là một trong 5 sự ưu tiên của công ty chúng tôi nhằm giúp chúng tôi dẫn dắt sự phát triển và sư hiệu quả của khách hàng và đối tác”

Các gói sản phẩm được tạo ra trong thế giới VPS cũng kế thừa những ưu việt từ sự thành công của hệ thống thiết bị ưu việt này. Khi sử dụng các dịch vụ và gói sản phẩm của thế giới VPS doanh nghiệp có thể an tâm về những câu hỏi về chi phí và hiệu quả như đã đề cập ở trên như:
  •     Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu “Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…” và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.
  •     Giảm chi phí: Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.
  •     Giảm độ phức tạp trong cơ cấu: Doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu và vận hành hệ thống IT nội bộ. Việc đó hãy để chúng tôi lo.
  •     Tăng khả năng sử dụng tài nguyên: Khi sử dụng tài nguyên tại thế giới VPS thì bạn không còn phải quan tâm tới việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ), khấu hao, đầu tư có lãi hay không, có bị lạc hậu về công nghệ hay không…


Với thế giới VPS doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay cho bạn.

Lý do để chuyển từ VPS lên Cloud Server

   Đã có rất nhiều bài viết so sánh giữa VPS và Cloud Server, về việc lựa chọn giải pháp nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Không ít người trong số chúng ta, mặc dù đang sử dụng VPS nhưng đã biết đến Cloud Server và đã từng có ý định chuyển từ VPS lên Cloud Server. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, bạn cần phải hiểu rõ về Cloud Server, ưu thế của nó so với VPS chứ không nên đơn thuần chỉ vì “đám mây” đang là xu thế mà bạn chọn nó.

   Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích những lý do tại sao Cloud Server chiếm ưu thế hơn so với VPS để các cá nhân, doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn trước khi quyết định thực hiện sự thay đổi trong quản lý công nghệ thông tin.



Trước hết, cần hiểu về bản chất của VPS và Cloud Server


- VPS (Virtual Private Server) là máy chủ ảo được khởi tạo từ một máy chủ vật lý. Một máy chủ vật lý có thể chia ra thành nhiều VPS để cho nhiều khách hàng khác nhau sử dụng.

- Cloud Server là một máy chủ ảo được khởi tạo từ một hạ tầng ảo hoá bao gồm nhiều máy chủ vật lý liên kết với nhau. Mỗi máy chủ vật lý (hay cụm máy chủ vật lý) đóng một chức năng riêng biệt như lưu trữ, vận hành, sao lưu, dự phòng, tường lửa… và có thể tự động thay thế cho nhau nếu như một trong các máy chủ vật lý khác gặp sự cố.

 1. Tự động dự phòng

Nếu bạn là người quản lý máy chủ, bạn có muốn nó hoạt động 24/7/365? Chắc chắn rồi! Sẵn sàng 100% là điều tất cả chúng ta đều mong muốn ở một chiếc máy chủ.

Nếu bạn dùng VPS thì điều này khó được như mong muốn vì bản chất VPS được khởi tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý, nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì chắc chắn VPS của bạn cũng sẽ ngừng hoạt động. Mà đối với máy chủ vật lý thì có vô số lý do để nó ngừng hoạt động ngay cả khi bạn đã phòng vệ tốt nhất như: mất điện, hư hỏng phần cứng, thiên tai lũ lụt, virus…

Nếu bạn ở trên “mây” thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tính sẵn sàng của nó vì bản chất Cloud Server không phụ thuộc vào một máy chủ vật lý riêng biệt nào cả. Khi một máy chủ vật lý trong cụm máy chủ tạo nên hạ tầng cloud gặp sự cố thì cơ chế dự phòng cho phép các máy chủ vật lý khác tự động thay thế, đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng.



2. Lợi ích của sự linh hoạt
Hiện tại bạn cần bao nhiêu tài nguyên cho dữ liệu của mình? Sau 1 năm nữa bạn sẽ cần bao nhiêu? 3 năm nữa? 5 năm nữa? …

Có lẽ bạn sẽ nhanh chóng trả lời được câu hỏi đầu tiên và khó có thể trả lời được những câu hỏi đằng sau. Thị trường, chính sách, công nghệ rồi sẽ phát triển và tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn, bạn không thể biết được trong tương lai quy mô của mình sẽ mở rộng đến đâu. Đối với VPS, nguồn tài nguyên của 1 máy chủ vật lý là có giới hạn và phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, nếu bạn muốn nhiều hơn thì phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, điều này sẽ tốn thời gian, dịch vụ của bạn sẽ bị gián đoạn. Còn đối với Cloud Server, sự mở rộng hay thu hẹp tài nguyên là không giới hạn và thực hiện gần như là ngay lập tức. Do vậy, dù kế hoạch, chiến lược phát triển của bạn trong tương lai có như thế nào thì Cloud Server vẫn  đáp ứng được.



3. Tài nguyên thực sự


Bạn có biết rằng khi sử dụng VPS thì lượng tài nguyên  mà bạn đã trả tiền để sử dụng vẫn không được đảm bảo? Vì nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, nên khi nhu cầu của một khách hàng trên cùng node với bạn cao hơn tài nguyên mà họ được phép sử dụng thì họ sẽ phải lấn sang VPS của bạn, máy chủ của bạn sẽ bị thiếu hụt tài nguyên, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

Với Cloud Server thì bạn không cần phải lo lắng đến điều đó vì nguồn tài nguyên của bạn không bị chia sẻ với bất kỳ ai và hoạt động của các máy chủ khác không hề ảnh hưởng đến Cloud Server  của bạn.



4. Hiệu suất hoạt động

Không phải ngẫu nhiên mà “đám mây” lại trở thành xu thế trong thời đại của chúng ta và được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Công nghệ điện toán đám mây dựa trên kiến trúc phân phối, tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi này để tập trung xử lý công việc đang có nhu cầu ở nơi khác. Tốc độ tính toán tuyệt vời đó là điều một VPS thông thường không thể cho bạn.



5. An toàn dữ liệu

Một máy chủ vật lý dù có được bảo vệ tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ vật lý dẫn đến hư hại, hỏng hóc và bạn có nguy cơ bị mất hết dữ liệu. Mặt khác, nếu virus tấn công vào VPS của khách hàng trên cùng node với bạn thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhưng một khi đã sử dụng công nghệ “đám mây” thực sự của các nhà cung cấp uy tín thì bạn có thể yên tâm rằng dữ liệu của bạn đều được backup online lẫn offline, nên việc hỏng ổ cứng, thiên tai lũ lụt, virus dù có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến an toàn dữ liệu của bạn.



6. Bảo mật tuyệt đối

Giữa các biện pháp bảo mật của một máy chủ vật lý và một hệ thống bảo mật của hạ tầng ảo hoá công nghệ cao thì bạn chọn cái nào?



7. Quản lý dễ dàng

Lúc nào bạn cũng muốn kiểm soát máy chủ của mình nhưng không phải lúc nào bạn cũng có ở văn phòng. Ưu điểm của “đám mây” là bạn có thể truy cập từ bất cứ nơi đâu, dù là ở văn phòng, trên đường đi hay ở nhà bạn cũng có thể theo dõi Cloud Server. Các nhà cung cấp Cloud Server thường sẽ cung cấp các phương thức quản lý khác nhau cho bạn từ cổng website đến các giao thức API như Remote Desktop, SSH hay ngay cả trên các thiết bị di động. Đó là điều mà  các nhà cung cấp VPS không thể làm được.

cloud-server-truy-cap-moi-noi

8. Dùng bất cứ hệ điều hành mẫu nào mà bạn muốn

Đối với các VPS khác nhau trên cùng một máy chủ vật lý, bắt buộc bạn phải cùng dùng chung một hệ điều hành. Khi bạn muốn chuyển đổi hệ điều hành thì bạn cần phải được chuyển sang một máy chủ vật lý khác, hoạt động của VPS bạn sẽ bị gián đoạn.

Cloud Server cho phép tuỳ chọn hệ điều hành vì nó không phụ thuộc vào các Cloud Server khác. Muốn chuyển đổi từ Windows sang Linux hay bất cứ hệ điều hành nào khác? Việc này sẽ được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng.



9. Tiết kiệm

Sự linh hoạt trong mở rộng và thu hẹp tài nguyên của Cloud Server sẽ kéo theo lợi ích kinh tế cho bạn. Bạn chỉ phải chi trả cho nguồn tài nguyên bạn thực sự cần và sử dụng, tránh được sự lãng phí vô ích.



Khi điện toán đám mây đang dần trở nên quan trọng trong cuộc sống, bạn có muốn mình hoặc doanh nghiệp của mình đứng ngoài đà phát triển của xã hội?





 

Máy chủ ảo (điện toán đám mây) và những câu hỏi bảo mật


Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được sử dụng rộng rãi nữa hay không. Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.

Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tinh trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.

Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuông điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho đám mây điện toán, chúng ta cần nắm được vai trò của nó trong sự phát triển công nghệ. Rất nhiều câu hỏi tồn tại xung quanh những ưu và khuyết điểm khi sử dụng điện toán đám mây trong đó tính bảo mật, hữu dụng và quản lí luôn được chú ý xem xét kĩ lưỡng. Bảo mật là đề tài được giới người dùng thắc mắc nhiều nhất và sau đây là 10 câu hỏi hàng đầu được đặt ra để quyết định liệu việc triển khai điện toán đám mây có phù hợp hay không và nếu không thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp: cá nhân, công cộng hay cả 2.



1. Khả năng rủi ro khi triển khai mô hình điện toán đám mây?

Dù mang tính chất cá nhân hay công cộng thì chúng ta vẫn không thể hoàn toàn quản lí được môi trường, dữ liệu và kể cả con người. Những thay đổi trong mô hình có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những ứng dụng đám mây cung cấp thông tin rõ ràng, các công cụ thông báo tiên tiến và tích hợp với hệ thống sẵn có sẽ làm giảm rủi ro. Tuy nhiên, một vài ứng dụng khác lại không thể điều chỉnh các trạng thái bảo mật, không phù hợp với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro.

2. Cần phải làm gì để chắc chắn chính sách bảo mật hiện tại tương thích với mô hình đám mây?

Mỗi thay đổi trong mô hình là mỗi dịp để ta cải thiện tình trạng và chính sách bảo mật. Vì người sử dụng sẽ tác động và điểu khiến mô hình đám mây nên chúng ta không nên tạo ra chính sách bảo mật mới. Thay vào đó là mở rộng chính sách hiện thời để tương thích với các nền tảng kèm theo. Để tay đổi chính sách bảo mật thì ta cần xem xét các yếu tố tương quan như: dữ liệu sẽ được lưu ở đâu, bảo vệ như thế nào, ai được phép truy cập, và cần tuân theo những quy tắc và thỏa hiệp gì.

3. Việc triển khai mô hình đám mây có đáp ứng được yêu cầu ủy thác?

Triển khai mô hình đám mây tác động đến tỉnh rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các quy tắc khác nhau. Một vài ứng dụng đám mây có khả năng thông báo hay báo cáo tình trạng hoạt động mạnh mẽ đồng thời được thiết lập để đáp ứng những yêu cầu thích ứng riêng biệt. Trong khi một số lại quá chung chung và không thể đáp ứng được những yêu cầu chi tiết. Ví dụ như khi chúng ta truy xuất dữ liệu, một thông báo hiện ra cho biết dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ (server trong nước) thì chúng ta không thể truy xuất được bởi các nhà cung cấp dịch vụ không thể thực hiện yêu cầu này.

4. Liệu các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn bảo mật hay theo thực tế kinh nghiệm (SAML, WSTrust, ISO, v.v..)?

Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong điện toán đám mây như một sự tương kết giữa các dịch vụ và ngăn tình trạng độc quyền dịch vụ bảo mật. Rất nhiều tổ chức được thành lập nhằm khởi tạo và mở rộng để hổ trợ trong bước khởi đầu triển khai mô hình. Danh sách các tổ chức hổ trợ được liệt kê tại: Cloud-standards.org.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu vi phạm và xử lý như thế nào?

Khi lên chương trình bảo mật cho mô hình, chúng ta cũng cần lên kế hoạch giải quyết các lỗi vi phạm và tình trạng mất dữ liệu. Đây là yếu tố quan trọng trong các điều khoảng của nhà cung cấp và được thực hiện bởi cá nhân. Chúng ta buộc phải đáp ứng những chính sách và điều lệ do nhà cung cấp đề ra để đảm bảo được hổ trợ kịp thời nếu gặp sự cố.

6. Ai sẽ quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho dữ liệu?

Trên thực tế thì trách nhiệm bảo mật được chia sẻ. Tuy nhiên, ngày nay vai trò này lại thuộc về hệ thống thu thập dữ liệu mà không phải nhà cung cấp. Chúng ta có thể đàm phán để giới hạn trách nhiệm đối với viêc mất mát dữ liệu cụ thể là chia sẻ vai trò này với nhà cung cấp. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm.

7. Làm thế nào để chắc chắn rằng những dữ liệu phù hợp đã được chuyển vào mô hình?

Để biết được dữ liệu nào đã được chuyển vào đám mây, chúng ta phải hiểu dữ liệu là gì và xây dựng một hệ thống bảo mật phù hợp dựa trên dữ liệu và các ứng dụng. Quy trình này tốn nhiều thời gian để bắt đầu và rất nhiều công ty sử dụng công nghệ chống rò rỉ dữ liệu để phân loại và theo dõi dữ liệu.

8. Làm thế nào để chắc chắn những nhân viên, đối tác và khác hàng được ủy quyền có thể truy xuất dữ liệu và ứng dụng?

Vấn đề về quản lí thông tin truy cập và truy xuất dữ liệu là một thách thức trong bảo mật. Các công nghệ như truy cập chéo miền (federation), hệ thống ảo an toàn, và dự phòng đóng vai trò quan trọng trong bảo mật điện toán đám mây. Hổ trợ đám mây bằng cách mở rộng và bổ sung môi trường có thể giúp giải quyết thách thức này.

9. Dữ liệu và ứng dụng được đăng tải như thế nào, công nghệ bảo mật nào thưc hiện công việc này?

Các nhà cung cấp đám mây sẽ cung cấp thông tin này cũng như trực tiếp tác động đến khả năng đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức hay cá nhân. Do đó, yếu tố rõ ràng là rất cần thiết đối với chúng ta trước khi đưa ra quyết định.

10. Yếu tố nào khiến chúng ta có thể tin tưởng vào nhà cung cấp?

Rất nhiều yếu tố đề ra để đánh gía độ tin cậy của một nhà cung cấp như: kỳ hạn dịch vụ, hình thức hợp đồng, thủ tục SLAs (Service Level Agreements) thỏa hiệp hợp đồng dịch vụ, chính sách bảo mật, tiểu sử hoạt động, chiến lược, và danh tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.
Theo TinhTe (Dịch từ Computerword)