Hiển thị các bài đăng có nhãn server. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn server. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Khởi tạo máy chủ ảo (server)




Máy ảo là gì? 
   Máy chủ ảo (tiếng Anh là Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.

   Máy chủ ảo phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.

   Máy chủ ảo như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy đây là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.
 
Các ưu điểm của Máy chủ ảo
  •     Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
  •     Độ ổn định và bảo mật cao.
  •     Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
  •     Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu
  •     Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút
  •     Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Mô hình hệ thống máy chủ (server) tên miền (domain) quốc gia tại Việt Nam

I. Hệ thống DNS quốc gia .VN

     Hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quốc gia .VN do Trung tâm Internet Việt Nam quản lý, có nhiệm vụ quản lý không gian tên miền cấp quốc gia .VN; tiếp nhận trả lời các truy vấn tên miền .VN.
Hiện tại hệ thống máy chủ tên miền quốc gia gồm 7 cụm máy chủ, trong đó 5 cụm máy chủ đặt trong nước (tại Hà nội, TP.HCM, Đà nẵng), 2 cụm máy chủ đặt ở nước ngoài tại nhiều điểm trên thế giới (Xem bản đồ)



    Các điểm màu xanh là các cụm máy chủ DNS quốc gia đặt trong nước, các điểm màu đỏ, vàng là các cụm máy chủ DNS quốc gia phân bổ trên thế giới. Tên miền quốc gia Việt Nam ".VN" đã được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới (5 điểm trong nước và hơn 70 điểm tại các thành phố lớn ở 5 châu lục trên thế giới, nơi có mật độ truy vấn tên miền .VN cao, cộng đồng người Việt nam sinh sống nhiều) sử dụng các công nghệ mới nhất như định tuyến địa chỉ Anycast, cân bằng tải (CSM, CSS) … Truy vấn tên miền ".VN" từ phía người dùng trên khắp thế giới sẽ được thực hiện rất nhanh qua máy chủ DNS gần nhất được tìm thấy trong số các máy chủ tên miền ".VN". Với việc triển khai 02 cụm máy chủ DNS quốc gia .VN tại nước ngoài có kết nối mạng IPv6 tại địa chỉ (2001:678:4::12 & 2001:67c:e0::126), người dùng Internet có thể truy vấn tên miền ”.VN” qua cả hai mạng IPv4 cũng như IPv6.


II. Hoạt động truy vấn tên miền

    Hệ thống máy chủ DNS của các ISP có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các truy vấn tên miền (gồm cả các tên miền .VN và tên miền khác). Với các tên miền .VN, hệ thống máy chủ tên miền của các ISP sẽ truy vấn lên hệ thống máy chủ ROOT server hoặc hệ thống máy chủ tên miền đệm (Caching DNS) của VNNIC và từ đó truy vấn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia để tìm kiếm thông tin và trả lời truy vấn. Đối với các tên miền thông thường (tên miền cấp cao, tên miền của các quốc gia khác), hệ thống máy chủ tên miền này sẽ truy vấn lên hệ thống máy chủ ROOT hoặc hệ thống máy chủ tên miền đệm (Caching DNS) của VNNIC và các máy chủ tên miền khác được đặt ở nước ngoài để tìm kiếm kết quả.

    Hoạt động truy vấn tên miền tại Việt Nam gồm 2 loại: truy vấn tên miền cấp quốc gia và truy vấn tên miền khác (tên miền cấp cao và tên miền của các quốc gia khác).
Truy vấn tên miền .VN

    Khi người dùng Internet Việt Nam thực hiện truy vấn tên miền .vn. Ví dụ: home.vnn.vn quá trình truy vấn tên miền sẽ diễn ra như sau:

  •     Chương trình trên máy người sử dụng (trình duyệt) sẽ truy vấn hệ thống máy chủ tên miền của ISP mà người dùng kết nối.
  •     Hệ thống máy chủ tên miền của ISP sẽ tiếp nhận và gửi truy vấn này lên hệ thống máy chủ ROOT để tìm kiếm máy chủ quản lý tên miền home.vnn.vn.
  •     Hệ thống máy chủ ROOT Server nhận được truy vấn và tiến hành tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu tên miền để trả lời. Căn cứ theo dữ liệu đã có, máy chủ ROOT Server sẽ trả lời cho máy chủ của ISP các thông tin (địa chỉ IP, tên máy chủ) của máy chủ thuộc hệ thống máy chủ tên miền quốc gia .vn.
  •     Hệ thống máy chủ ISP sẽ truy vấn máy chủ quản lý các tên miền quốc gia để tìm kiếm thông tin về tên miền home.vnn.vn.
  •     Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia sẽ tiến hành tìm kiếm dữ liệu và cung cấp thông tin cho máy chủ ISP về máy chủ quản lý tên miền vnn.vn. Ở đây là máy chủ của VDC.
  •     Hệ thống máy chủ của ISP sẽ truy vấn máy chủ của VDC để tìm kiếm địa chỉ trang web home.vnn.vn.
  •     Máy chủ của VDC quản lý không gian tên miền vnn.vn nên nó có thông tin về địa chỉ của tên miền home.vnn.vn và tiến hành cung cấp địa chỉ IP này cho hệ thống DNS của ISP.
  •     Hệ thống DNS của ISP trả lời người sử dụng địa chỉ IP của máy chủ có trang web home.vnn.vn.
  •     Người sử dụng dùng địa chỉ này để truy cập vào trang web home.vnn.vn.

Truy vấn tên miền quốc tế

    Quá trình truy vấn tên miền quốc tế (ví dụ www.yahoo.com) sẽ gồm các bước sau:

  •  Truy vấn hệ thống máy chủ tên miền của ISP người sử dụng.
  •     Nếu có cơ sở dữ liệu của tên miền yahoo hệ thống máy chủ ISP sẽ trả lời, còn nếu không có nó sẽ truy vấn máy chủ ROOT Server.
  •     Hệ thống ROOT Server không có cơ sở dữ liệu này nhưng nó có chứa cơ sở dữ liệu của máy chủ tên miền quản lý .COM. ROOT Server sẽ gửi cho máy chủ ISP địa chỉ của máy chủ quản lý các tên miền .COM để máy chủ ISP truy vấ   n.
  •     Hệ thống máy chủ ISP truy vấn máy chủ quản lý tên miền .COM địa chỉ của trang web www.yahoo.com.
  •     Máy chủ quản lý tên miền .COM sẽ trả lời địa chỉ www.yahoo.com vì nó có cơ sở dữ liệu này.
  •     Hệ thống máy chủ tên miền ISP sẽ trả lời người sử dụng địa chỉ trang web www.yahoo.com.
  •     Người sử dụng dùng địa chỉ này để truy cập trang web www.yahoo.com thông qua địa chỉ vừa nhận được




Hệ điều hành máy chủ (server) và những điều cần biết

      Thuật ngữ “hệ điều hành” được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là “phần lõi” tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để quản lý và điều hành hệ thống.



    "Các máy tính ban đầu không có hệ điều hành. Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người."

   Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất ổ đĩa, quản lý bộ nhớ và truy xuất tới thiết bị phần cứng.

    Khái niệm hệ điều hành

    Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.

   Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng có thể phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

   Khái niệm hệ điều hành máy chủ

   Với việc ghép nối các máy tính thành mạng thì cần thiết phải có một hệ thống phần mềm có chức năng quản lý tài nguyên, tính toán và xử lý truy nhập một cách thống nhất trên mạng. Mỗi tài nguyên của mạng như tập tin, đĩa, thiết bị ngoại vi được quản lý bởi một tiến trình nhất định và hệ điều hành máy chủ sẽ điều khiển sự tương tác giữa các tiến trình và truy cập tới các tiến trình đó.

   Căn cứ vào việc truy nhập tài nguyên trên mạng người ta chia các thực thể trong mạng thành hai loại chủ và khách, trong đó máy khách (Client) truy nhập được vào tài nguyên của mạng nhưng có thể không chia sẻ tài nguyên của nó với mạng, còn máy chủ (Server) là máy tính nằm trên mạng và chia sẻ tài nguyên của nó với các người dùng mạng.

   Hiện nay các hệ điều hành máy chủ thường được chia làm hai loại là hệ điều hành mạng ngang hàng (Peer-to-peer) và hệ điều hành mạng phân biệt (client/server).

   Với hệ điều hành mạng ngang hàng mỗi máy tính trên mạng có thể vừa đóng vai trò chủ lẫn khách tức là chúng vừa có thể sử dụng tài nguyên của mạng lẫn chia sẻ tài nguyên của nó cho mạng.

   Với hệ điều hành mạng phân biệt các máy tính được phân biệt chủ và khách, trong đó máy chủ (server) giữ vai trò chủ và các máy cho người sử dụng giữ vai trò khách (client). Khi có nhu cầu truy nhập tài nguyên trên mạng các trạm tạo ra các yêu cầu và gửi chúng tới máy chủ sau đó máy chủ thực hiện và gửi trả lời.

   Chức năng chính của hệ điều hành

   Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:
  •     Quản lý chia sẻ tài nguyên.
  •     Giả lập một máy tính mở rộng.

    Ngoài ra có thể chia chức năng của hệ điều hành theo bốn chức năng sau:
  •     Quản lý quá trình (process management).
  •     Quản lý bộ nhớ (memory management).
  •     Quản lý hệ thống lưu trữ.
  •     Giao tiếp với người dùng (user interaction).

Nhiệm vụ của hệ điều hành
  •     Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh,…
  •     Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.
  •     Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.
  •     Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command).
  •     Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản, …

Các thành phần của hệ điều hành


   Quản lý tiến trình (Process Management )

Các chương trình thực hiện theo các tiến trình để hoàn thành công việc đồng thời chịu trách nhiệm đối với việc quản lý tiến trình như:
  •     Tạo và xoá process của người sử dụng và của hệ thống.
  •     Tạm ngừng và tiếp tục lại process.
  •     Cung cấp cơ chế cho sự đồng bộ hoá process và sự giao tiếp process.

   Quản lý và phân phối tài nguyên

  •     Quản lý bộ nhớ chính (Main Memory Management), bộ nhớ chính là một thiết bị lưu trữ tạm và sẽ bị mất nội dung bên trong khi hệ thống ngừng hoạt động. Nó lưu lại dấu vết của các phần bộ nhớ đang được sử dụng và đuợc sử dụng bởi tiến trình nào đồng thời quyết định xem những tiến trình nào được nạp khi có bộ nhớ trống và phân phối, thu hồi bộ nhớ cho các tiến trình.
  •     Quản lý File (File Management), File là các dữ liệu và các chương trình. Hệ điều hành sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sau khi nối kết với file management: Tạo và xoá file, tổ chức file (tạo hoặc xoá thư mục), thao tác với các file và thư mục (read/write), ánh xạ các file vào bộ nhớ thứ cấp, backup file trên các phương tiện lưu trữ ổn định.
  •     Quản lý hệ thống vào ra (I/O System Management), hệ thống vào ra là các chỉ thị điều khiển thiết bị, kiểm soát các ngắt và lỗi. Hệ điều hành phải cung cấp một cách giao tiếp đơn giản và tiện dụng giữa các thiết bị và phần còn lại của hệ thống và giao tiếp này phải độc lập với thiết bị. Chỉ có các driver biết các tính chất đặc biệt của thiết bị mà nó điều khiển.
  •     Quản lý bộ nhớ thứ cấp (Secondary Storage Management), bộ nhớ thứ cấp được sử dụng để lưu trữ lâu dài với dung lượng lớn. Hầu hết các hệ thống máy tính hiện đại sử dụng các ổ đĩa như là các phương tiện lưu trữ trực tuyến cơ sở cho cả chương trình và dữ liệu. HĐH chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sau khi nối kết với disk management: Quản lý các vùng nhớ tự do, phân phối bộ nhớ, lập lịch ổ đĩa (Disk scheduling).

    Hoạt động mạng (Networking)

    Quản lý và điều khiển các kết nối đến môi trường mạng, các giáo thức mạng.

    Hệ thống bảo vệ (Protection System)
  •    Hệ thống bảo vệ là một cơ chế kiểm soát quá trình truy xuất của chương trình, tiến trình hoặc người sửa dụng tài nguyên hệ thống. Cơ chế này cung cấp cách thức để mô tả lại mức độ kiểm soát.
  •    Hệ thống bảo vệ cũng làm tăng độ an toàn khi kiểm tra lỗi trong giao tiếp giữa những hệ thồndg nhỏ bên trong.

    Hệ thống thông dịch lệnh (Command-Interpreter System)

   Các lệnh đưa vào hệ thông qua bộ điều khiển lệnh. Trong một hệ thống chia sẻ thời gian, một chương trình có thể đọc và thông dịch các lệnh điều khiển được thực hiện một cách tự động. Chương trình này thường được gọi là bộ thông dịch cơ chế dồng lệnh hoăc Shell. Chức năng của nó rất đơn giản đó là lấy lệnh kế tiếp và thi hành.

   Một số hệ điều hành máy chủ được sử dụng hiện nay
  •     Asianux Server
  •     Debian
  •     Fedora
  •     FreeBSD
  •     HP–UX
  •     Solaris
  •     Ubuntu Server
  •     Windows NT
  •     Windows Server 2003
  •     Windows Server 2008

Tìm hiểu về máy chủ (server)

     Máy chủ là gì
    Máy chủ hay server là một hệ thống máy tính được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng được thời gian hoạt động lâu dài và có khả năng tải cao trước các yêu cầu truy xuất, cập nhật dữ liệu từ các máy tính khác trong mạng internet. Các thành phần cấu thành nên Server thường là các thiết bị có độ tin cậy cao hơn so với các linh kiện của các máy PC thông thường, do đó giá thành của chúng có sự chênh lệch khá nhiều so với các PC. Các thành phần chính của Server như bo mạch chủ, CPU, RAM, HDD đều được thiết kế với các giao tiếp có tốc độ cao, chống lỗi, chịu tải cao mà các thiết bị rời khác không có được. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể dùng một Desktop PC có cấu hình cao để nâng cấp nó thành một Server với một chi phí rẻ hơn, nhưng những khả năng đáp ứng của nó sẽ không thể và không bao giờ bằng hiệu năng của một máy chủ chuyên dùng đã được thử nghiệm thực tế trong dây chuyền sản xuất của các hãng sản xuất.



Có những loại máy chủ nào?

   Theo công dụng, chức năng của máy chủ người ta phân ra các loại máy chủ: Web server, Database server, FTP server, SMTP server (email sever), DNS sever, DHCP server.
   Theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành hai loại: Máy chủ ảo và máy chủ riêng:
+ Máy chủ riêng là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, .
+ Máy chủ ảo là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.
   Theo hãng sản xuất: Có các loại máy chủ phổ biến như: Máy chủ SuperMicro, Máy chủ Dell, Máy chủ IBM, Máy chủ HP, Máy chủ Cisco

Các thành phần cấu tạo của máy chủ:

   Một máy chủ vật lý có cấu tạo như một máy tính PC thông thường, tuy nhiên các thành phần cấu tạo của máy chủ và PC có sự khác biệt nhau khá lớn:
  Bo mạch máy chủ: Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,... thì các Chipset của các Board mạch chủ của Server thông dụng sử dụng các chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,.... với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,....

   Bộ vi xử lý (CPU): các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác... Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

   Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,... trong khi đó RAM dành cho Server cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Error Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

    Ổ cứng (HDD): Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

   Bo điều khiển Raid (Raid controller): Đây là thành phần quan trọng trong một Server hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.

    Bộ cung cấp nguồn (PSU): Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi.