Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tên miền và những khó khăn, thách thức!

Tên miền được sử dụng với “ý đồ xấu” có thể sẽ bị thu hồi, không đưa địa chỉ Internet, số hiệu mạng vào sử dụng trong 6 tháng kể từ ngày phân bổ sẽ bị thu hồi. Đó là những quy định trong dự thảo Nghi định về quản lý, cung cấp, sử dụng, dịch vụ intenet và nội dung thông tin trên mạng của Chính phủ.



Theo ông Ngô Vi Hải Long, chuyên viên pháp lý Công ty Vinagame cho rằng, điểm mới trong dự thảo của Nghị định là việc quy định việc tên miền được sử dụng với “ý đồ xấu” có thể sẽ bị thu hồi thông qua khiếu kiện của người sở hữu nhãn hiệu thương mại, dịch vụ. Ý đồ xấu ở đây bao gồm cả việc cho thuê, chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu nhãn hiệu thương mại, dịch vụ …

Việc quy định như trên nhằm bảo vệ người sở hữu một cách hợp pháp các nhãn hiệu thương mại dịch vụ, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải mua lại tên miền từ những người chuyên đầu cơ, sử dụng tên miền với “ý đồ xấu”. Đầu cơ tên miền không còn “đất sống” bởi bản chất của đầu cơ tên miền cũng nhằm vào những thương hiệu mới nổi, nổi tiếng. Với quy định này, các thương hiệu đã đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng lấy lại tên miền mang thương hiệu của mình khi đã bị đăng ký “với ý đồ xấu”.Việc quy định một cách cụ thể, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thực sự, ông Long chia sẻ.

Theo quy định của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin Truyền thông không cho phép mua bán, chuyển nhượng tên miền vì “tên miền là tài nguyên quốc gia”. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia cho rằng, hoạt động mua bán tên miền vẫn diễn Ra một cách công khai và sôi nổi chủ yếu theo hai cách thức sau:

Thứ nhất là hai bên tự thỏa thuận với nhau rồi bên bán sẽ hủy đăng ký để bên mua tiến hành đăng ký tên miền này ngay khi tên miền bị hủy. Cách làm này có một rủi ro lớn nhất là tên miền hoàn toàn có thể bị một bên thứ ba bất kỳ “vô tình” Chen vào giữa quá trình này và đăng ký được tên miền mà hai bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, mọi rủi ro sẽ thuộc về bên mua tên miền vì sẽ không có bất kỳ quy định pháp luật nào bảo vệ cho bên mua.

Thứ hai là hai bên “vờ” như tạo Ra một vụ tranh chấp tên miền để rồi sau đó hai bên “hòa giải thành công” về việc giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, hiện nay, VNNIC cũng đã không công nhận hoạt động này.

Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Truyền thông Khải Hoàn cho rằng, việc cho phép đăng ký tên miền một cách tự do là khá phổ biến trên thế giới và ngay tại Châu Á, Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế này. Tuy nhiên, tại một số nước tại Châu Á và Đông Nam Á lại có những quy định rất đặc biệt liên quan đến việc đăng ký tên miền để nhằm mục đích quản lý và bảo vệ cho những cá nhân, doanh nghiệp thực sự có nhu cầu sử dụng tên miền như một “địa chỉ” để khách hàng tìm đến mình trên Internet.



Tại Singapore, Hàn Quốc, để đăng ký tên miền của hai quốc gia này thì người đăng ký có nghĩa vụ phải chứng Minh rằng mình có sự cư ngụ thực tế tại Singapore. Với điều kiện này, có thể thấy thằng Chính phủ của hai quốc gia này đã ưu tiên hoàn toàn việc đăng ký tên miền quốc gia của mình cho chính các công dân, tổ chức của chính mình. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu muốn đăng ký tên miền này thì phải có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc sinh sống tại đây thì mới có thể đăng ký các tên miền này. Đối với Thái Lan, tên miền quốc gia của Thái Lan (.th) cấp cho các doanh nghiệp phải là: tên của doanh nghiệp; tên của sản phẩm, dịch vụ đã được công nhận và cấp Giấy chứng nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ của Thái Lan. Khi Giấy chứng nhận này hết hiệu lực mà không được gia hạn hoặc Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì theo đó, tên miền cũng sẽ hết hiệu lực sử dụng. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là các Doanh nghiệp có thể đăng ký một cách thoải mái các tên miền này vì theo quy định thì mỗi doanh nghiệp chỉ được đăng ký một tên miền .co.th. Như vậy, chỉ dẫn tên miền mang thương hiệu doanh nghiệp sẽ dễ dàng được người truy cập tiếp cận được thông tin chính xác của doanh nghiệp, ông Tuấn phân tích.

Theo ông Trần Quốc Khải, chuyên gia phát triển Website cho rằng, không cần có sự rào cản về việc đăng ký tên miền .vn. Đây là một hình thức quảng bá thương hiệu Việt Nam trên trường thế giới và tổ chức cá nhân đăng ký phải đóng phí cho quốc gia. Một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ …theo phương án này, thậm chí chấp nhận việc mua bán chuyển nhượng tên miền.

Trong chiến lược phát triển thương hiệu trên intenet, quan trọng là sản phẩm dịch vụ như thế nào, chứ không phải tên miền đẹp. Tên miền nổi tiếng gắn liền với sản phẩm, dịch vụ đã có thương hiệu trên thị trường. Việc đầu cơ tên miền thường xoay xung quanh những thương hiệu này để có cơ hội “trục lợi”. Tuy nhiên, hiện  nay các thương hiệu nổi tiếng đã hoàn chỉnh hệ thống nhận diện. Các doanh nghiệp trong quá trình phát triển thương hiệu sản phẩm song song với phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu trên intenet. Nhu cầu nhận “chuyển giao” những tên miền đẹp ngày càng ít đi. Việc đầu cơ tên miền không còn “đất sống”. Do đó, việc rào cản bởi các quy định pháp luật trong quá trình quản lý cũng không cần thiết, ông Khải chia sẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét