Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Các bước khởi tạo máy chủ ảo (Cloud server)

 Khởi tạo máy chủ ảo



Thực hiện các bước sau để khởi tạo Cloud Server:
GHI CHÚ:
* Để khởi tạo máy chủ thì số dư trong tài khoản phải lớn hơn hoặc bằng chi phí máy chủ. * Máy chủ ảo khi khởi tạo mặc định chưa có IP tĩnh. Xem thêm [Gắn IP tĩnh vào máy chủ][assign_ip].

   1. Đăng nhập Cloud Portal.
   2. Tại trang chủ chọn dịch vụ Cloud Compute.

   3. Chọn Khởi tạo máy chủ ảo trên menu bên trái. Khi đó màn hình các bước khởi tạo Cloud Server sẽ hiển thị.

    GHI CHÚ: Bạn có thể chuyển qua lại giữa các bước bằng cách nhấn "Trở lại" hoặc "Tiếp tục".
   4. Bước 1: Chọn hệ điều hành. Bạn có thể chọn hệ điều hành từ các mẫu có sẵn hoặc từ snapshot (Xem thêm Snapshot). Nhấn Tiếp tục để sang bước 2.
  •     Bước 2: Nhập chi tiết thông tin Cloud Server, bao gồm:
  •         Tên Cloud Server.
  •         Mô tả.
  •         VPC/Mạng: chọn mạng riêng cho Cloud Server. Để trống nếu không muốn chọn mạng riêng. (Xem thêm Virtual Private Cloud (VPC)).
  •         Cấu hình: chọn cấu hình CPU & RAM.
  •         Đĩa cứng: cấu hình số lượng & dung lượng đĩa cứng.Chu kỳ thanh toán GHI CHÚ: Bạn có thể xem chi phí của máy chủ ảo trong quá trình chọn thông số cấu hình.
  •     Nhấn Tiếp tục sang bước 3.
    Bước 3: Cấu hình tường lửa. Nhấn Tiếp tục sang bước 4.
    Bước 4: Xem lại thông tin Cloud Server. Nhấn Khởi tạo máy chủ ảo để tiến hành tạo Cloud Server.

   Sau bước khởi tạo, Cloud Portal sẽ chuyển đến đang thông tin chi tiết Cloud Server. Bạn có thể xem chi tiết quá trình khởi tạo tại trang này. Khi quá trình khởi tạo hoàn tất, trạng thái của Cloud Server sẽ chuyển sang Active. Mật khẩu máy chủ sẽ được gửi qua email.

Khởi tạo máy chủ ảo (server)




Máy ảo là gì? 
   Máy chủ ảo (tiếng Anh là Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.

   Máy chủ ảo phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.

   Máy chủ ảo như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy đây là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.
 
Các ưu điểm của Máy chủ ảo
  •     Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
  •     Độ ổn định và bảo mật cao.
  •     Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
  •     Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu
  •     Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút
  •     Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.

Cách chọn mua linh kiện máy chủ (server)

Cách chọn mua linh kiện server
  
   Ngày nay nhiều doanh nghiệp, tổ chức không thích mua server  có sẵn mà có nhu cầu tự lắp ráp và nâng cấp để có một server phù hợp với nhu cầu của mình khá nhiều. Chính vì vậy đòi hỏi người mua cần trang bị 1 số kiến thức cơ bản về cách chọn mua linh kiện server. Nhưng thật ra khi mua bất cứ linh kiện server nào đều phải chú ý đến các yếu tố như:

   Chi phí giới hạn cho phép mà bạn có thể bỏ ra, từ khoảng chi phí đó sẽ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với chi phí và lựa chọn để tránh tình trạng bị vượt chi phí.

   Nhu cầu sử dụng là gì và như thế nào, tùy theo quy mô của tổ chức doanh nghiệp mà lựa chọn các linh kiện server khác nhau. Để tránh tình trạng mua các linh kiện quá cao cấp, nhiều chức năng mà doanh nghiệp của bạn không có nhu cầu tận dụng hết hiệu năng của nó, gây lãng phí.

   Nên tham khảo về các hãng sản xuất danh tiếng và các nhà phân phối uy tín tại Việt Nam chuyên về các linh kiện server mà bạn cần mua, các chính sách bảo hành, giao hàng, tư vấn kĩ thuật để có thể mua được các sản phẩm tốt nhất.

 Các linh kiện server quan trọng 




   Ngoài ra cũng có một số lưu ý khi chọn các linh kiện server quan trọng như Mainboard, CPU, RAM

   Chọn Mainboard server phù hợp: Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn mainboard cho thích hợp. Nếu chi phí ít thì main server được chọn sẽ bị hạn chế về công nghệ, tốc độ và  tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như VGA, âm thanh, kết nối mạng,… nếu không phải quan tâm đến chi phí thì hãy chọn các loại main server đắt tiền. Những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.

   Cách chọn CPU server : Khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng. Đối với hệ thống máy chủ CPU Intel Xeon là sự lựa chọn hàng đâu.

  Nguyên tắc chọn RAM server : Trước tiên là bạn cần biết loại mainboard và CPU cần dùng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard bạn sẽ chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn linh kiện server sao cho giảm chi phí thì bạn nên chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Mạng xã hội .vn đạt mốc hơn 12 triệu thành viên đăng ký



Ngày 20/2, sau gần 2 năm kể từ khi chính thức ra mắt, mạng xã hội Việt Nam Go.vn đã đạt hơn 12 triệu thành viên đăng kí sử dụng, với mức tăng trưởng bình quân tháng sau gấp đôi tháng trước.
 

 
Sau gần 2 năm thành lập, Go.vn đã đạt gần 14 triệu thành viên đăng kí.

Tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động, tháng 5/2010, đến tháng 3/2011 Go.vn đạt 3 triệu người sử dụng. 5 tháng sau đó, Go.vn đạt mốc 5 triệu, và đạt con số hơn 12 triệu người đăng kí sử dụng vào ngày 20/2/2012. Riêng cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet (IOE) - một phân hệ của Go.vn - đã thu hút gần 5 triệu em học sinh - sinh viên ở 33.177 trường trên 63 tỉnh, thành tham gia.

Trong khi các mạng xã hội khác nhấn mạnh vào khả năng kết nối (connection-centric) thì Mạng Việt Nam Go.vn chú trọng phát triển Giáo dục trực tuyến nhằm đổi mới cách thức học tập, tạo ra cơ hội cho người học có thể tự học, nghiên cứu và trau dồi kiến thức dù ở bất kì đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Bên cạnh đó, hiểu thói quen và mong muốn của người dùng sử dụng mạng xã hội như một công cụ để giải trí và giao tiếp với bạn bè, Mạng Việt Nam Go.vn cung cấp đa dạng các phân hệ tin tức, âm nhạc, game, trang cá nhân mygo... Đây chính là cơ sở để Go.vn có được lượng thành viên bền vững và rộng lớn.

Theo số liệu của Google Ad Planner, Zing Me và Facebook hiện đang là 2 mạng xã hội có đông người sử dụng nhất ở Việt Nam với lần lượt khoảng 8,2 triệu và 5,6 triệu người dùng.

Miễn phí đăng kí đối với tên miền (domain) tiếng Việt

Theo dự thảo quy định về phí và lệ phí tài nguyên Internet do Bộ TT&TT và Bộ Tài chính xây dựng, các tổ chức và cá nhân sẽ được miễn phí đăng kí và phí duy trì hàng năm đối với tên miền tiếng Việt.



   Cùng với việc miễn phí này, VNNIC sẽ cho phép đăng kí tên miền tiếng Việt độc lập thay vì chỉ được cấp kèm theo tên miền truyền thống như hiện nay. Hi vọng rằng, chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng kí và sử dụng tên miền tiếng Việt, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC cho biết.

Việc cấp tên miền tiếng Việt đã gia tăng thêm một lựa chọn hữu ích cho người sử dụng Internet. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và những người thích sử dụng ngôn ngữ thuần Việt thì đây là một lựa chọn hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng miễn phí các tên miền cấp dưới của những blog, diễn dàn quốc tế vì tính độc lập, dễ nhận dạng, dễ truy cập và quyền sử dụng chính thống, được pháp luật Việt Nam bảo vệ, ông Tân nói.

Từ tháng 3/2007, VNNIC đã cho phép đăng kí chính thức tên miền tiếng Việt, đến nay đã có khoảng 5.000 tên miền tiếng Việt được đăng kí. Hiện tại, mỗi tháng có khoảng 30-50 tên miền tiếng Việt được đăng kí mới.

Dịch vụ AcerCloud ra mắt thị trường.



Acer chuẩn bị tung ra các máy tính cá nhân được trang bị AcerCloud, dịch vụ điện toán đám mây riêng của hãng này vào tháng tới.

   Dịch vụ AcerCloud ra mắt thị trường vào tháng Tư

   Trang tin Digitimes dẫn thông báo của Acer cho hay, dịch vụ này sẽ có các tính năng chia sẻ hình ảnh, tài liệu, âm nhạc và video trên tất cả các thiết bị của người khổng lồ công nghệ Đài Loan.

   Ban đầu, dịch vụ sẽ có mặt tại các thị trường Bắc Mỹ, Trung Quốc Đại lục vào tháng Tư và sau đó là các thị trường khác trên thế giới trong quý IV năm nay.

   AcerCloud hiện hỗ trợ các máy tính Windows và các thiết bị di động chạy Android và sẽ tương thích với các thiết bị iOS trong tương lai gần.

   Acer dự kiến vào cuối năm 2012, 30-40% số thiết bị của hãng được bán ra trên toàn cầu sẽ có dịch vụ AcerCloud.

Dịch vụ Cloud VPS (điện toán đám mây)

Như chúng ta đã chứng kiến, năm 2014 là năm mà dịch vụ máy chủ điện toán đám mây (Cloud VPS – Cloud Server) được các HP (Hosting Provider) Việt Nam đẩy mạnh đầu tư và phát triển.



    Lựa chọn đầu tư hợp lí, bài toán khó không đơn giản với các nhà đầu tư ở những bước khởi đầu khó khăn. Sau thời gian tham gia nghiên cứu thị trường để bước đầu khai thác lĩnh vực VPS trên toàn cầu với nhiều lựa chọn cung cấp đột phá cả về chi phí đầu tư, công nghệ khai thác.

    Không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ lớn như FPT, DigiStar, VNPT mà hàng trăm các nhà cung cấp hosting truyền thống từ nhỏ lẻ đến danh tiếng lâu năm cũng đầu tư vào mảng Cloud này trong khoảng thời gian nữa cuối 2014 như Long Vân, Góc Cloud, Mắt Bão, Nhân Hòa, PA Việt Nam.

   Dịch vụ Cloud VPS – Cloud Server ở thị trường Việt Nam hiện tại không chỉ dựa trên nền tảng công nghệ ảo hóa Vmware thống trị Việt Nam những năm trước mà còn rất đa dạng và phong phú trong đó nổi lên một vài nền tảng mới nổi bật như Parallels, Onap hay như nền tảng mở OpenStack được dự báo là xu hướng 2015.

    Trong phạm vi bài viết này không phân tích sâu về sự khác biệt giữa các nền tảng công nghệ Cloud VPS, Cloud Server đang được các HP sử dụng mà chủ yếu đi vào phân tích những số liệu, những yếu tố thực tế nhằm dự báo khả năng bùng nổ thị trường của mảng dịch vụ Cloud VPS – Cloud Server trong năm 2015.

   Thực tế là sau khoảng hơn 10 năm ra đời và phát triển, loại hình dịch vụ hosting, vps (máy chủ ảo) truyền thống dựa trên tài nguyên máy chủ vật lý bị giới hạn đã trải qua thời kỳ đỉnh cao về doanh thu và lợi nhuận. Nhu cầu thị trường và tiềm năng đều đã đạt tới ngưỡng bão hòa.

    Thay vào đó, từ cuối 2012 đến nay một số giới hạn và nhược điểm của hosting và vps truyền thống như tốc độ, sự ổn định, hạn chế tài nguyên, tính bảo mật và riêng tư người dùng, gián đoạn dịch vụ gây ra do hư hỏng phần cứng, do ảnh hưởng từ việc sử dụng chung tài nguyên hệ thống đã thúc đẩy sự ra đời mảng dịch vụ Cloud Hosting – Cloud VPS – Cloud Server trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nhằm thay thế dịch vụ cũ đã lỗi thời và lạc hậu.

    Thời gian đầu, không như kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Hosting – Cloud VPS – Cloud Server đầu tiên trên thị trường với FPT, VNPT lượng khách hàng gần như không đáng kể và không tạo được điểm bùng phát kích thích dịch vụ này bùng nổ.

    Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 tới nay thị trường Cloud Hosting, Cloud VPS, Cloud Server sôi động hẳn lên với hàng trăm, hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ tham gia thị trường, lượng khách hàng tăng lên đáng kể, cùng với đó là sự quan tâm của các đơn vị truyền thông, báo chí khi liên tục đưa tin về mảng dịch vụ này.

    Để đạt được một tiêu chuẩn cho các tiêu chuẩn cung cấp VPS với hạ tầng cloud đòi hỏi nhà cung cấp phải vận hành cũng như kiểm soát hệ thống thông qua phần mềm cũng như các hệ thống quản lí phân tán khác, nhằm ổn định hệ thống bất kỳ thời gian nào.

   Sau thời gian kinh doanh hơn 7 năm trong lĩnh vực chuyên thiết kế website du lịch và các dịch vụ khác về bảo mật, chúng tôi dần hình thành lên mô hình hoạt động dành riêng cho ngành du lịch Việt Nam bằng các bước đầu tư đột phá mà không có doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nào dám đầu tư và đi sâu hẳn vào một mảng nhỏ của thị trường Du lịch nhỏ bé so với các thị trường còn lại.

   Xu hướng suy nghĩ công nghệ thay đổi khi chúng ta không còn sở hữu hay chỉ vận hành website bằng hosting như những năm trước 2014. Sự đột phá về giá và nơi đặt lưu trữ website là sự lựa chọn hoàn hảo mà nhiều năm chúng tôi không thể làm được, nhưng sự thay đổi này đã khác sau thời gian nghiên cứu và đưa vào cung cấp VPS trên nhiều quốc gia với hệ thống đăng ký VPS cloud chỉ sau 5 phút.

   Doanh nghiệp vận hành VPS của mình trực tiếp trên giao diện website với các chức năng đơn giản, dễ dùng và hoàn toàn bảo mật.

   Yếu tố ổn định và support ngay lập tức từ đội ngũ kỹ thuật hàng đầu của VIETISO và đối tác phần cứng nước ngoài sẽ tạo lên đột phá về sự ổn định cho website du lịch của doanh nghiệp.

Reverse DNS (rDNS) là gì?

rDNS hay còn gọi là Reverse DNS, là hệ thống tên miền ngược, cho phép truy xuất và quản lý giữa địa chỉ IP và tên miền một cách linh động theo mong muốn của nhà cung cấp.





1. Thế nào là tên miền ngược

Hệ thống tên miền thông thường cho phép chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP. Trong thực tế, một số dịch vụ Internet đòi hỏi hệ thống máy chủ DNS phải có chức năng chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền. Tên miền ngược ra đời nhằm phục vụ mục dích này.

2. Tên miền ngược có gì khác với tên miền thông thường.


Không gian tên miền ngược cũng được xây dựng theo cơ chế phân cấp giống như tên miền thuận.

Cấu trúc của tên miền ngược như sau: www.zzz.yyy.xxx.in-addr. arpa. Trong đó: xxx, yyy, zzz, www là các số viết trong hệ thập phân biểu diễn giá trị của 4byte cấu thành địa chỉ IP.

Ví dụ: Một máy tính trên mạng có địa chỉ 203.162.57.101 thì tên miền ngược ứng với nó sẽ là 101.57.162.203.in-addr. arpa.

3. Các khái niệm bản ghi PTR (PTR Record), zone ngược (reverse zone) và in-addr. arpa là như thế nào.

Ptr Record là viết tắt của Point Record còn được gọi là bản ghi ngược. Một bản ghi PTR thực hiện việc ánh xạ một địa chỉ IP đến một tên miền. Ví dụ về dạng thức một bản ghi PTR như sau:

129.57.162.in-addr. arpa IN PTR mail.domainname.com.vn

Zone ngược là file dữ liệu chứa các bản ghi ánh xạ từ địa chỉ IP sang tên miền (bản ghi ngược).

in-addr. arpa và . arpa là các mức cao nhất trong không gian tên miền ngược. Vì thế mọi tên miền ngược đều có đuôi là .in-addr.arpa.

4. Làm thế nào tôi có thể thiết lập tên miền ngược?
Trong trường hơp các bạn chỉ dùng một vài địa chỉ IP đơn lẻ và không có nhu cầu thiết lập DNS riêng thì bạn phải yêu cầu ISP của bạn khai báo trên DNS của họ các bản ghi tên miền ngược (bản ghi PTR) ứng với các địa chỉ IP mà họ cấp phát cho bạn sử dụng.

Trường hợp bạn có thể tự xây dựng hệ thống DNS nhưng nhu cầu sử dụng địa chỉ không lên đến một /24, bạn có thể yêu cầu ISP khai báo chuyển giao theo cơ chế subnet delegate các zone ngược về máy chủ DNS của bạn, sau đó bạn tự khai báo các bản ghi PTR.

Trường hợp bạn sử dụng hết hơn một /24 và tự xây dựng hệ thống DNS của riêng mình, bạn cần gửi email đến VNNIC để yêu cầu được khai báo chuyển giao tên miền ngược trực tiếp từ APNIC về máy chủ DNS của bạn.

5. Thế nào là chuyển giao subnet?


Trong trường hợp khách hàng của ISP không có nhu cầu sử dụng đến một /24 địa chỉ IPV4 nhưng lại có khả năng tự thiết lập hệ thống DNS để quản lý mạng, họ có thể yêu cầu ISP chuyển giao subnet tương ứng vùng địa chỉ sử dụng tới máy chủ DNS của khách hàng để khách hàng tự khai báo các bản ghi ngược trên máy chủ của mình. Cơ chế chuyển giao này được mô tả trong chuẩn rfc 2317.

6. Ai quản lý tên miền ngược?

Theo phương thức khai báo mới áp dụng từ tháng 8/2004, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ đăng ký các bản ghi ngược tương ứng vùng địa chỉ IP của ISP, IXP theo cơ chế chuyển giao classfull (classfull delegation) các class C địa chỉ (tương ứng /24) từ máy chủ DNS của Trung tâm Thông tin mạng châu Á Thái Bình Dương (APNIC) trực tiếp về máy chủ DNS của các ISP, IXP.

Máy chủ DNS của ISP, IXP có thể khai báo toàn bộ các bản ghi ngược dùng trong mạng cơ sở hạ tầng của mình và của khách hàng trong classfull zone hoặc chuyển giao subnet đến DNS của khách hàng tuỳ theo nhu cầu.

7. Điều gì xảy ra nếu địa chỉ IP của tôi đang sử dụng không được khai báo tên miền ngược?


Trong dịch vụ thư điện tử: để đến được với người nhận, bức thư cần được chuyển qua rất nhiều trạm chuyển tiếp thư điện tử (email exchanger). Khi email được chuyển từ một trạm chuyển tiếp thư điện tử này đến một trạm chuyển tiếp thư điện tử khác, trạm chuyển tiếp thư điện tử nhận sẽ dùng chức năng reverse lookup của hệ thống DNS để tìm tên miền của trạm chuyển tiếp thư điện tử đến. Trong trường hợp địa chỉ IP cuả trạm chuyển tiếp thư điện tử gửi không được khai báo bản ghi ngược, trạm chuyển tiếp thư điện tử nhận sẽ không chấp nhận kết nối này và loại bỏ thư điện tử.DNS hay còn gọi là Reverse DNS, là hệ thống tên miền ngược, cho phép truy xuất và quản lý giữa địa chỉ IP và tên miền một cách linh động theo mong muốn của nhà cung cấp.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Domain Name System (DNS) là gì?



DNS là gì ?

     DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

    Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miềnlà, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP

Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

    Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

   Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

   Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.

2. Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]

3. Nguyên tắc làm việc của DNS
   Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

   INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

   DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

4. Cách sử dụng DNS


    Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

DEDICATED SERVER

     Dedicated Server (máy chủ dùng riêng): là dịch vụ cho thuê máy chủ riêng, khi thuê dịch vụ này bạn sẽ sở hữu một máy chủ riêng và có toàn quyền quản lý cũng như cài đặt các phần mềm. Nếu như Web hosting phải sử dụng 1 server chung cho nhiều khách hàng khác nhau, điều này gây ảnh hưởng lẫn nhau về nguồn tài nguyên server thì Dedicated Server là giải pháp tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất trong việc quản lý thông tin và sử dụng các phần mềm




+ Ưu điểm:
 
- Khách hàng có toàn quyền cài đặt và cấu hình theo nhu cầu. Giống như là Administrator trên chiếc máy để bàn của họ.

+ Khuyết điểm:

- Giá khá cao.

- Khách hàng phải người am hiểu về hệ điều hành tương ứng, cùng nhiều kiến thức về mạng, phần mềm, bảo mật. Họ sẽ phải cài đặt từ A đến Z, ví dụ như: cài Web server, FTP Server, dịch vụ DNS (Domain Name Server), cấu hình nhiều thông số khác nhau. Một người quản trị có tay nghề thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tóm lại họ phải làm tất tần tật mọi thứ và trách nhiệm rất lớn lao.

    Những lợi ích của Dedicated Server

    Lưu trữ trên máy chủ Dedicated server cung cấp cho bạn rất nhiều lợi ích ví dụ như kết nối Internet tốc độ cao, cơ sở hạ tầng vật lý vững chắc. Các mức lưu trữ thường được phân chia sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của tất cả các đối tượng khách hàng như các vấn đề về băng thông, về bộ nhớ và các không gian lưu trữ cần thiết. Do bạn có toàn quyền sử dụng một máy chủ và không phải chia sẻ với công ty khác nên điều này cho phép các chương trình ứng dụng CPU mạnh mẽ hoạt động một cách trơn tru và đảm bảo hoạt động của bạn sẽ không bị các công ty khác gây ảnh hưởng, không ai có thể gây ảnh hưởng từ bên ngoài nếu bạn dùng Delicate Server
    Điều này biến kế hoạch lưu trữ trên máy chủ Dedicated Server thành một gói dịch vụ lý tưởng đối với các công ty có website lớn, có lượng khách truy cập với số lượng cao tại mọi thời điểm, đảm bảo website hệ thống của bạn luôn hoạt động mạnh mẽ.

Điều cần lưu ý khi dùng Delicate Server

    Khi đến với Dedicated server điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là chọn cấu hình máy chủ phù hợp và cài đặt hệ điều hành ứng dụng. Đây là loại máy chủ dùng riêng độc lập dành cho những website khủng, có thể hoạt động cung cấp thông tin hoặc hoạt động trong lĩnh vực về thương mại điện tử, hay làm các dịch vụ Hosting, xây dựng hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... Bạn có thể tự mình quản lý hệ thống từ xa với những điều chỉnh, cài đặt phần mềm nhờ vào khả năng tự động nâng cấp linh hoạt của hệ thống. Mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng, tiện lợi khi bạn sở hữu một Dedicated Server.